Hà Tĩnh: Nuôi lợn rừng bằng lá gì to như bàn tay mà thương lái nườm nượp tới mua bán Tết, anh nông dân bỏ túi nửa tỷ mỗi năm

Nguồn thức ăn bổ sung rất tốt cho người chăn nuôi chính là cây chè khổng lồ, trà đại. Đặc biệt, với người nuôi lợn, hiện chi phí thức ăn đang tăng cao, việc bổ sung thêm nguồn thức ăn từ cây chè khổng lồ sẽ giúp giảm chi phí, đảm bảo chăn nuôi có lãi.

Lợn rừng hiện đang là vật nuôi đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người chăn nuôi, với giá bán cao gấp 3-5 lần so với thịt lợn thường. Nắm được những kiến thức cơ bản về cách thưc nuôi, anh Trần Nam Giang (xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã thành công trong việc chăn nuôi, mỗi năm xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm.

 

Trước đó, nhận thấy nhiều bà con ở địa phương chỉ ”luẩn quẩn” ở những cách nuôi trồng cũ, lợi ích kinh tế thì thấp. Từ nhỏ anh Giang đã có ý định tìm con đường mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương của mình.

Ngắm nhìn đàn lợn rừng đang phơi nắng, anh cho biết: “Tình cờ một lần xem truyền hình phát mô hình nuôi lợn rừng của bà con vùng cao mang lại thu nhập khá. Thấy đất đai tại địa phương rất phù hợp với con vật này, tôi liền nảy ra ý định sẽ chăn nuôi nhưng theo một cách khác, đó là nuôi lợn cho ăn kèm một số loài thảo dược”

Nghĩ là làm, năm 2014 anh tiến hành cải tạo khoảng 300m2 đất đồi núi, xây hệ thống chuồng trại và bắt đầu nuôi những con giống đầu tiên, với 4 con lợn nái và 1 con lợn đực. Nhờ lựa chọn con giống tốt, lợn lại được thả rông kết hợp cho ăn thảo dược nên có sức đề kháng cao, đàn lợn của anh cứ thế ”đẻ ra tiền”.

Khi làm chuồng nuôi cần chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt vì giống này sống trên đất khô quen rồi. Lợn rừng có bản năng hoang dã, nên hạn chế cho người hay các động vật lạ khác ở gần đặc biệt là lợn mới sinh, anh Giang bật mí.

Thời gian mới bắt đầu chăn nuôi, do không hiểu được đặc tính của lợn rừng nên công việc khá khó khăn, không nản chí anh mày mò tìm hiểu quá trình phát triển của chúng, thử cho ăn thêm một số loại thảo dược sẵn có như chè cỏ, khổ sâm… từ đó lợn tránh được nhiều bệnɦ tật, thịt lại có mùi thơm đặc biệt khiến nhiều người giành nhau mua.

Anh Giang cho biết: Nuôi lợn rừng khỏe, ít tốn công chăm sóc và lợn rừng có khả năng chống chịu bệnɦ tốt do đó không phải tiêm phòng. Thức ăn cũng khá đơn giản đó là các loại rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Đối với lợn thịt, vài ngày anh còn nấu cơm gạo lứt ủ men 3- 5 ngày sau đó trộn cùng các loại thức ăn khác để cho lợn ăn.

Đặc biệt từ đặc tính của lợn rừng, anh đã nghiên cứu, trồng cây nguyên liệu, trồng cây thảo dược…. để làm thức ăn cho lợn, vừa tăng sức đề kháng, vừa hạn chế bệnɦ và tăng độ thơm ngon cho thịt.

 

Anh Giang cho hay: Với lợn rừng, mỗi ngày chỉ cần cho đàn lợn thức ăn tinh một lần, còn lại là cho ăn các loại rau, củ, quả như cỏ voi, các loại rau, trái theo mùa và cây chè khổng lồ (chè đại). Đây là loại cây có tác dụng bổ sung nguồn chất đạm và tốt cho tiêu hóa của lợn.

Do vậy, các hộ nuôi có thể chủ động nguồn thức ăn cho lợn ngay tại hộ gia đình bằng cách trồng các loại cây là thức ăn của lợn trong vườn nhà mình.

Cây chè khổng lồ hay còn gọi là cây trà đại có tên khoa học là Trichanthera (trà lá to) thuộc họ Acanthaceae. Cây thân bụi, tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm, đỉnh nhọn, bản hẹp; nở hoa theo chu kỳ.

Cây chè khổng lồ, trà đại là nguồn thức ăn bổ sung rất tốt cho người chăn nuôi. Đặc biệt, với người nuôi lợn, hiện chi phí thức ăn đang tăng cao, việc bổ sung thêm nguồn thức ăn từ cây chè khổng lồ sẽ giúp giảm chi phí, đảm bảo chăn nuôi có lãi. Sử dụng lá chè khổng lồ cho đàn lợn giúp lợn có đủ nguồn dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt nâng cao. Nhiều hộ dân đã mở rộng quy mô trồng loại lá cây khổng lồ này để bán giống và lá thương phẩm, cho hiệu quả cao.

Hiện tại trang trại của anh Giang đang có 20 con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt chờ xuất chuồng. Với mô hình nuôi lợn rừng, mỗi năm anh Giang xuất bán trên 200 con lợn rừng thương phẩm, giá bán ổn định 140 – 150 nghìn đồng/kg lợn hơi, thời điểm Tết có thể lên đến 180 nghìn đồng. Trừ hết các chi phí, đàn lợn rừng đã mang về cho gia đình anh trên 400 triệu đồng mỗi năm.