Với bản tính cần cù, ham học hỏi, anh Hoàng Tiến Lâm ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn rừng lai Thái Lan.Mô hình nuôi lợn rừng lai có xuất xứ từ Thái Lan của gia đình anh Tiến Lâm đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Qua tìm hiểu trên sách báo, mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thấy lợn rừng lai Thái dễ nuôi và có chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Năm 2021, anh Lâm đã quyết định vào tận tỉnh Đắk Nông để tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn rừng và nhập giống lợn về nuôi tại địa phương.
Sau một thời gian chăm sóc và nhân giống, đến nay đàn lợn rừng của gia đình anh có 4 nái, 1 đực, thường xuyên duy trì vài chục con giống lợn rừng lai Thái Lan để cung cấp cho người dân quanh vùng và các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội…
Hoàng Tiến Lâm, nông dân thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thành công từ nuôi lợn rừng lai Thái. Lợn rừng lai là mô hình nuôi con đặc sản dễ thành công hiện nay.
Đặc biệt, gia đình anh Lâm tuyệt đối không dùng cám công nghiệp nuôi lợn để đảm bảo chất lượng thịt chắc, thơm ngon.
Giá bán lợn rừng lai hiện nay dao động khoảng từ 150 nghìn đồng/kg lợn hơi và 2 triệu đồng 1 con giống trọng lượng từ 7-8kg. Tính riêng từ nuôi lợn rừng lai Thái-mô hình nuôi con đặc sản, mỗi năm gia đình anh Lâm thu nhập khoảng 120 triệu đồng.
Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Lâm hiện nay cũng là một trong những mô hình tiêu biểu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình ở địa phương.
Đồng thời, anh cũng sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nuôi lợn rừng, kỹ thuật nuôi lợn rừng với các hộ có nhu cầu chăn nuôi để có thể cùng nhau phát triển lên mô hình tổ hợp tác chăn nuôi con đặc sản, góp phần cải thiện nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân nông thôn.