Tòa nhà ‘mắc kẹt’ giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời

Tòa nhà bị bao vây này được gọi là “ngôi nhà cố chấp nhất Quảng Châu”. 

 

Tại cầu vượt Hồng Đức bao quanh đường Hồng Đức, thuộc quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc có một “thắng cảnh” nổi tiếng một cách kỳ lạ. Giữa khu vực đại lộ cao tốc vòng tròn có 2 toà nhà 1 lớn một nhỏ đứng sừng sững từ khi cầu vượt được xây dựng. Sự xuất hiện không ăn nhập của chúng với con đường xung quanh đã khiến nơi đây trở thành điểm “check-in” của một số du khách khi đến Quảng Châu.

 

 

Tòa nhà mắc kẹt giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời - Ảnh 1.

Truyền thông Trung Quốc gọi đây là “ngôi nhà cố chấp nhất Quảng Châu”

2 toà nhà này bao gồm một tòa nhà nhỏ 8 tầng sơn màu vàng và một ngôi nhà 3 tầng đơn giản hơn bên cạnh. Một điều thú vị nữa là bên trong toà nhà 8 tầng hiện vẫn có người sinh sống bình thường.

 

Năm 2008, dự án xây dựng cầu vượt Hồng Đức được khởi động. Bản vẽ ban đầu dự định xây cầu vượt thẳng như thông thường. Để làm được điều này thì toà nhà 8 tầng và các căn xung quanh cần được phá dỡ.

 

 

Tòa nhà này vốn là một khu tập thể được quy hoạch và hầu hết cư dân trong khu đều đồng ý chuyển đi, nhưng gia đình ông Quách Chí Minh sống ở tầng 1 không đồng ý. Khi mới thương lượng với chủ đầu tư, ông Quách cho rằng gia đình ông khi đó gồm 7 người, trong đó có gia đình anh trai, gia đình riêng của ông và mẹ ông. Vì thế khi được đền bù nhà mới để di cư, ông yêu cầu phải được nhận tiền đền bù tương đương 3 căn hộ, tức khoảng 1,2 triệu NDT (3,9 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo lập luận của chủ đầu tư, dù có đại gia đình nhưng căn hộ của ông Quách vốn có 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, chỉ có thể tính như một hộ gia đình và đền bù 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng). Việc đòi hỏi đền bù 3 suất nhà mới là vô lý nên đôi bên không thể đạt được thoả thuận.

Tòa nhà mắc kẹt giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời - Ảnh 2.

 

 

Tòa nhà mắc kẹt giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời - Ảnh 3.

Hiện chỉ còn 3 người ở trong toà nhà 8 tầng này

Tòa nhà mắc kẹt giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời - Ảnh 4.

Các cuộc đàm phán sau đó vẫn không suôn sẻ, nhưng dự án vẫn phải xúc tiến nên cuối cùng, phương pháp xây dựng cầu vượt Hồng Đức đã thay đổi. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra thêm 100 triệu NDT (khoảng 350 tỷ đồng) để xây cầu vượt hình tròn, đi vòng qua toà nhà.

Sau khi cầu được xây xong năm 2015, ông Quách không còn cơ hội nhận đền bù và chỉ có thể chấp nhận sống giữa làn đường lớn. Hiện tại, gia đình anh trai ông đã chuyển đi và trong cả toà chỉ còn đúng 3 người nhà ông sinh sống.

Dẫu vậy, đến tận bây giờ, căn hộ của họ vẫn không bị cắt nước, cắt điện và gia đình sinh hoạt như bình thường. Điểm bất tiện duy nhất là cả nhà phải sống trong cảnh ồn ào và bụi đường mỗi ngày. Từ đầu đến cuối, giữa ông Quách và chủ đầu tư cầu Hồng Đức chưa từng xảy ra mâu thuẫn quá gay gắt. Suốt nhiều năm, không có cơ quan chính quyền hay bất kỳ ai đến cưỡng chế gia đình ông Quách. Thậm chí nhà thầu còn bỏ tiền trang bị thiết bị cách âm đặt gần toà nhà để bớt gây phiền phức cho gia đình ông.

Tòa nhà mắc kẹt giữa đại lộ cao tốc, chủ đầu tư phải chi 350 tỷ đồng để xây đường vòng quanh: Chỉ có vỏn vẹn 3 người ở nhưng không ai di dời - Ảnh 5.

Toà nhà vẫn nguyên hiện trạng sau nhiều năm

Tình cảnh sau gần nhiều năm sống giữa cầu vượt của gia đình ông Quách Chí Minh hiện tại vẫn như cũ. Năm 2020, trả lời phỏng vấn của truyền thông, ông cho biết mình vẫn chưa có kế hoạch chuyển đi vì thiếu tiền, ngay cả khi họ phải chịu cảnh biệt lập. Trong những năm qua, nhà ga và một số cơ sở sinh hoạt chung xung quanh đều đã rời đi, cư dân cũng thưa thớt hơn.

Ông Quách kể con trai Hạo Hạo của mình hiếm khi ra ngoài chơi khi tất cả bạn bè cũ đều đã chuyển đi nơi khác. Căn nhà giờ đã xuống cấp của gia đình ngày càng xập xệ và thiếu tiện nghi.

Những ngôi nhà kỳ dị như thế này tại Trung Quốc được gọi là “hộ đinh”. Đây là vấn đề thường xuyên nảy sinh trong quá trình đô thị hóa hiện nay khi cư dân từ chối bồi thường, giải toả do không đạt được thoả thuận.