Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi hay cây quyết rừng) là loài cây bản địa, thường mọc trên sườn núi cao huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Quýt hôi có tên tiếng Thái cổ là “pén hoi”, vùng Pù Luông gọi là “nghia hoi”. Pén – nghia có nghĩa là quýt, hoi là ốc. Gọi là quýt ốc, vì có đặc điểm quả nhỏ, vỏ hơi sần sùi, có gai như vỏ ốc. Đặc biệt, người dân tộc Thái, dân tộc Mường ở vùng Pù Luông khi nấu canh ốc, nhất thiết phải có lá quýt hoi làm gia vị. Vì thế, loài quả này mới có những cái tên, như: pén hoi, nghia hoi, quýt hoi, quýt ốc.
Câu quýt hôi có đặc điểm: thân có cành lá xum xuê và cao hàng chục mét; thường mọc ở những nơi thưa thớt nên tán lớn; quả khi thu hoạch to bằng chén trà loại nhỏ, lúc chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc.
Thân cây quýt hôi có cành lá xum xuê và cao hàng chục mét. Cây thường mọc ở những nơi thưa thớt nên tán lớn. Quả quýt khi thu hoạch to bằng chén trà loại nhỏ, lúc chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc. Quả quýt hôi ăn chua hơn các loại quýt khác, nhưng có hương vị thơm đặc biệt. Khi ăn quýt hôi sẽ cảm nhận vị đậm lưỡi, mát họng, thông mũi, sảng khoái.
Quýt hôi được biết đến là một vị thuốc quý và gia vị tạo hương thơm đặc biệt cho một số món ăn. Người dân địa phương thường dùng vỏ quýt hôi để làm trà, siro quýt dùng trong gia đình, hoặc ngâm quả với mật ong trị ho. Người dân miền núi cũng dùng vỏ quýt, lá quýt để làm gia vị tạo hương thơm đặc biệt cho một số món ăn.
Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi, quyết rừng) là loài cây bản địa, thường mọc trên sườn núi cao huyện Bá Thước (Thanh Hóa)
Quýt hôi chua hơn các loại quýt khác nhưng có vị rất riêng. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm nhận vị đậm lưỡi, mát họng, thông mũi, sảng khoái. Ngoài phần ruột bên trong, phần vỏ của chúng có mùi thơm rất đặc trưng, người dân địa phương chúng tôi thường lấy vỏ làm gia vị tạo hương thơm khi nấu món canh ốc và một số món ăn khác.
Trên chợ mạng có vài địa chỉ bán quả quýt hôi với giá từ 20.000-40.00 đồng/kg.
Người dân quê trồng quýt hôi chia làm 2 loại, trồng để lấy quả và lấy vỏ. Một số nơi chủ yếu trồng và phát triển tự nhiên (không bón phân) nên vỏ rất dày, nhiều tinh dầu, sẽ dùng để lấy vỏ làm trà. Một số chỗ khác trồng để bán quả làm đặc sản, vì thơm ngon nên loại quả này rất được ưa chuộng trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.
hôi đã mang lại cho người dân ở huyện miền núi Bá Thước thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Trước đây, giống quýt này mọc tự nhiên trong rừng, trên các sườn núi. Sau này, nhận thấy giá trị kinh tế nên người dân dùng hạt để ươm mầm và nhân giống trồng thêm nhiều cây mới. Việc ươm giống và chăm sóc không quá khó, sau 1 năm chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển, có thể để cây phát triển hoàn toàn tự nhiên.
Do có khí hậu tương đối mát mẻ nên huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được xem là “thủ phủ” của cây quýt hôi. Trước đây, quýt tự mọc, tự phát triển, không có bàn tay chăm sóc của con người; đất đai bị thoái hóa, bạc màu, chất lượng giống thấp, thị trường tiêu thụ cũng khó khăn, người dân chỉ mang quả ra chợ bán hay chế biến sử dụng cá nhân, cho gia đình. Vì thế, giống cây này dần bị thu hẹp diện tích.
Năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt đề án “Phục tráng và xây dựng giống quýt hoi Bá Thước”. Huyện Bá Thước đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện đề án với quy mô 4 ha 3.000 cây quýt tại thôn 3, xã Ban Công và thôn Éo Kén, xã Thành Sơn.
Hiện nay, cây quýt hôi Bá Thước đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng với các chương trình hỗ trợ, phục tráng, nhân giống, huyện Bá Thước đang tích cực thực hiện bảo tồn nguồn gen, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng, đưa cây quýt hôi vào phát triển trong các hộ gia đình nhằm mở rộng cả quy mô diện tích và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân; tạo ra sản phẩm đặc trưng theo Chương trình OCOP để phục vụ phát triển du lịch gắn với Khu Bảo tồn thiên thiên Pù Luông.
Sau một thời gian dài ít được chăm sóc, diện tích bị thu hẹp cây quýt hôi bản địa đã được huyện Bá Thước quan tâm phục tráng gắn với chế biến, tiêu thụ, không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, các sản phẩm chế biến từ quýt hoi đã và đang trở sản phẩm hàng hóa đặc trưng của vùng núi cao Bá Thước được nhiều người biết đến.