Anh Trương Viết Thảo ở thôn Phú An, xã Ia Le, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập 500 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi dê Bách Thảo.
Anh Thảo cho biết: Anh sinh ra ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 1996, anh cùng gia đình lên Tây Nguyên lập nghiệp và chọn mảnh đất Ia Le làm quê hương thứ 2. Thời gian đầu, gia đình anh gặp nhiều khó khăn, phải làm đủ nghề để trang trải cuộc sống.
“Năm 2015, khi vườn cây đang trong giai đoạn nuôi trái thì bị cɦết hàng loạt do nhiễm bệnɦ cɦết nhanh, cɦết chậm. Cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khó khăn”-anh Thảo chia sẻ.
Không nản lòng, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Thảo đã tìm cách khôi phục kinh tế gia đình. Và cơ duyên đã đến khi anh tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do Hội ND huyện Chư Pưh tổ chức.
Nhận thấy mô hình nuôi dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gia đình, anh đã học hỏi kinh nghiệm từ những hộ chăn nuôi đi trước. Khi đã nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, năm 2016, anh bắt đầu khởi nghiệp với 10 con dê Bách Thảo. Vừa chăn nuôi, vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay, anh Thảo đã mở rộng quy mô đàn dê lên hơn 300 con.
“Xác định chăn nuôi theo hướng an toàn, tôi chuyển toàn bộ diện tích hồ tiêu bị cɦết sang trồng cỏ và chuối để đảm bảo nguồn thức ăn sạch và đầy đủ dinh dưỡng cho đàn dê. Nhờ vậy, đàn dê luôn khỏe mạnh và sinh sản đều; thương lái đến đặt hàng với số lượng lớn nên không lo về đầu ra. Mỗi năm, tôi xuất bán 4 lứa dê thịt, mỗi lứa khoảng 50 con với giá trung bình 120.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi chi phí đầu tư, tôi lãi trên 500 triệu đồng”-anh Thảo phấn khởi cho biết.
Cũng theo anh Thảo, dê rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnɦ. Người nuôi chỉ cần làm chuồng trại có diện tích rộng rãi, thoáng mát, có chỗ cho dê mẹ sinh sản cũng như để dê đi lại, phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người nuôi cần chủ động nguồn thức ăn sạch, sẵn có, tránh sử dụng thức ăn không đảm bảo nguồn gốc và bổ sung thêm tinh bột để tăng sức đề kháng cho dê.
Trên mảnh đất cao nguyên Lâm Đồng, ông Đặng Văn Vĩnh xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cũng là gương điển hình ở địa phương khi nuôi thành công giống dê Bách Thảo.
Ông Vĩnh chia sẻ, trước đây, cũng như bao hộ dân khác tại địa phương, nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào hơn 4 sào trồng dâu, nuôi tằm. Ngoài ra, gia đình còn nuôi thêm cặp bò để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và chăm lo cho các con học hành. Làm lụng vất vả quanh năm, nhưng kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức trung bình khá. Giữa năm 2021, cơ duyên đến với gia đình khi ông tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do ngành Nông nghiệp huyện Đạ Tẻh tổ chức.
Thông qua lớp tập huấn, nhận thấy mô hình nuôi dê Bách Thảo sinh sản khép kín phù hợp với điều kiện gia đình nên ông Vĩnh đã mạnh dạn đăng ký phát triển mô hình thí điểm. Được hỗ trợ 35 triệu đồng, cùng với nguồn vốn tích lũy, ông đầu tư xây dựng chuồng trại và bắt đầu khởi nghiệp từ 20 con dê giống Bách Thảo. Vừa chăn nuôi, vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay, gia đình ông đã mở rộng quy mô đàn dê lên hơn hơn 100 con; đồng thời, đã xuất bán hơn 30 con dê trưởng thành.
“Từ những kết quả mang lại, gia đình tôi xác định phát triển đàn dê theo mô hình nuôi nhốt khép kín, nên tôi đã chuyển 2 sào đất trồng dâu qua trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho dê. Nhờ vậy, đàn dê luôn khỏe mạnh và sinh sản đều, gần như không bệnɦ tật. Hiện tại, tôi đang xây dựng thêm chuồng trại để nhân rộng đàn dê sinh sản với quy mô từ 200 – 250 con”, ông Vĩnh chia sẻ.