Những trường hợp nào được miễn thuế, phí khi sang tên sổ đỏ
Các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ khi sang tên sổ đỏ trong trường hợp thừa kế, tặng cho nhà đất giữa những đối tượng sau: Vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Cha vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh, chị, em ruột với nhau.
Những trường được miễn phí hoàn toàn khi mua bán đất.
Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các trường hợp được miễn thuế TNCN bao gồm:
Sang tên giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Đất do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
Thu nhập từ chuyển nhượng mà người sang tên chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Nhận thừa kế, quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Về miễn, giảm lệ phí thẩm định, phí cấp sổ đỏ: Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 85/2019/TT-BTC, các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể đối tượng được miễn, giảm; mức giảm đối với các khoản phí, lệ phí.
Nhằm tránh trường hợp mất những khoản tiền không đáng mất trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khách hàng cũng cần xem xét và tìm hiểu các quy định liên quan hoặc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia.
Điều kiện được sang tên sổ đỏ
Để được sang tên sổ đỏ, cá nhân, hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013.
Trường hợp 1: Đất không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trường hợp 3: Trong thời hạn sử dụng đất.
Trường hợp nào không được chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ?
Người được sang tên không thuộc những trường hợp không được sang tên theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 gồm:
Trường hợp 1: Người sử dụng đất không đủ các điều kiện thực hiện quyền được quy định tại điều 188 Luật Đất đai 2013
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
b) Đất không có tranh chấp.
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Trường hợp 2: Người nhận chuyển nhượng thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng hoặc không đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng, gồm:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Trường hợp 3: Không đủ điều kiện trong trường hợp chuyển nhượng đất có điều kiện
Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.