Chu kỳ bất động sản là gì? Đó là khái niệm mới mẻ về thị trường bất động sản Việt Nam được nhiều người môi giới bất động sản nhắc đến khi trò chuyện cùng khách hàng hay đối tác. Các chuyên gia phân tích về thị trường bất động sản cho rằng bất động sản cũng có “vòng đời” tuân theo “chu kỳ” của thực trạng xã hội. Vậy chu kỳ bất động sản tại Việt Nam trong những năm tới là gì? TB Land sẽ giải đáp trong bài viết này nhằm thỏa mãn những thắc mắc của bạn đọc là nhà đầu tư, môi giới hay đơn giản là người quan tâm đến tình hình bất động sản Việt Nam sau đại dịch Covid 19.
Chu kỳ bất động sản là gì?
Đó là “vòng đời” của bất động sản tuân theo quy luật phục hồi, tăng trưởng, bùng nổ, suy thoái hay đóng băng. Mỗi chu kỳ bất động sản kéo dài 7 – 9 năm và đều trải qua những biến động như kể trên. Tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi chu kỳ bất động sản mà các nhà đầu tư có quyết định rót vốn hay ngưng hợp đồng. Lời khuyên của các chuyên gia bất động sản là “Hãy nắm vững chu kỳ bất động sản để đầu tư sinh lời cao”.
Chu kỳ bất động sản tại Việt Nam qua các giai đoạn kinh tế
Có thể nói chu kỳ bất động sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 đến năm 2014 với 4 lần lập đỉnh tạo nên những cơn sốt đất nền, giá nhà đất tăng vọt. Các nhà phân tích thị trường bất động sản nhận thấy rằng chu kỳ 7 năm một lần sẽ chuyển đổi từ “đỉnh” cũ sang “đỉnh” mới. Như vậy, theo đúng chu kỳ bất động sản tại Việt Nam thì năm 2021 sẽ là năm lập đỉnh mới trên thị trường đất nền vùng phía Tây thành phố. Tuy nhiên, cơn đại dịch Covid 19 vừa qua có thực sự làm thay đổi chu kỳ bất động sản tại Việt Nam không?
Những lần chạm đỉnh có tính chu kỳ 7 năm một lần của thị trường bất động sản Việt Nam:
Năm 1994 : lúc này đất nước vừa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng bắt đầu tăng dần khi cơ chế thị trường xuất hiện khiến giá trị bất động sản tăng vọt.
Năm 2000 : Việt Nam và Mỹ ký hiệp định thương mại song phương. Thị trường bất động sản lập đỉnh cao rồi nhanh chóng đi xuống do cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997 – 1998 và sự kiện tòa tháp đôi ở Mỹ bị khủng bố.
Năm 2008 : Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đạt mức kỷ lục về vốn đăng ký vượt mốc 10 tỷ khiến thị trường bất động sản tại Việt Nam lập đỉnh mới lần thứ ba. Tuy nhiên sau đó giá bất động sản Việt Nam tụt dốc không phanh khi kinh tế toàn cầu suy thoái cuối năm 2008.
Năm 2014 : thời điểm này giá vàng giảm sâu khiến giá bất động sản Việt Nam tăng mạnh do sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư. Thị trường bất động sản trong nước lập đỉnh lần thứ tư và kéo dài cho đến khi dịch Covid 19 bùng phát năm 2019.
Chu kỳ bất động sản Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 sẽ diễn ra như thế nào?
Thị trường bất động sản tại Việt Nam đã suy thoái do dịch Covid 19 lây lan khắp các tỉnh thành của Việt Nam khiến cho việc mua bán đất nền, đất dự án hay các căn hộ, nhà phố nhỏ lẻ cũng trì trệ. Tuy nhiên, các chủ tập đoàn bất động sản Novaland lại khá lạc quan khi đánh giá về chu kỳ bất động sản tại Việt Nam sẽ lập đỉnh lần thứ năm giai đoạn 2022 – 2025.
Khi tỷ lệ người dân tiêm ngừa Covid-19 đạt gần 98% kể cả trẻ em dưới 18 tuổi. Đó là lúc cuộc sống trở lại bình thường mới, xóa bỏ dần các khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Để phục hồi nền kinh tế, tiếp tục các dự án xây dựng cao tốc, sân bay quốc tế Long Thành, mở rộng các trục đường huyết mạch. Điều này chính là đòn bẩy cho thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy có bị ảnh hưởng bởi lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2021 nhưng thị trường bất động sản vẫn chuyển động “ngầm”. Tức là lĩnh vực bất động sản vẫn được cho là kênh đầu tư bền vững và nhiều cơ hội sinh lời hơn các kênh khác. Bởi vì ông bà ta thường nói rằng “mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời” khi tình hình đất chật, người đông cộng với tình hình dịch Covid bùng phát nên việc chọn nơi ở thông thoáng là vô cùng cần thiết.