Ông kể, ban đầu tôi làm 2 bè nuôi cá bằng gỗ, rộng khoảng 100 m2 nuôi cá điêu hồng bán. Việc làm ăn thuận lợi nên quy mô ngày càng mở rộng thêm”, ông Bon nói và cho biết đến năm 2012 số người nuôi loại cá này quá nhiều nên sản phẩm dư thừa, giá giảm mạnh.
Thua lỗ, ông Bon rẽ sang nuôi các loại cá đặc sản, quý ɦiếm. Thát lát cườm là loại cá đầu tiên được ông chọn để đầu tư. Cá nuôi bao nhiêu cũng bán hết. Để gia tăng lợi nhuận, ông quyết định đầu tư xưởng sản xuất chả cá.
Đến nay, ông Bon sở hữu 30 bè cá với diện tích 7.000 m2, với hơn 10 loại cá đặc sản, quý ɦiếm như thát lát cườm, cá hô, cá trà sóc, cá bảo ngọc (cá mú nước ngọt), cá tra dầu, cá tra cờ, cá heo, chạch lấu, cá éc … được nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap. Trong số này, phần lớn có giá bán sỉ 100.000 – 400.000 đồng mỗi kg.
Hiện ông Bon đã nhân giống được cá thát lát cườm, cá chạch lấu, nghiên cứu nhân giống cá heo đặc sản của sông Mekong…
Ngoài ra ông còn nuôi hơn 10 con cá Hồng Vỹ (còn gọi là cá trê đuôi đỏ ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ). Mỗi con nặng hàng chục kg và cá Koi, cá trê hồng, cá bắn nước… trong bè để kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan.
“Bè cá nằm cạnh Cồn Sơn, nơi có mô hình nông dân làm du lịch vườn. Chúng tôi kết nối với nhau để phục vụ du khách gần xa, trải nghiệm việc chăm sóc, cho cá ăn, massage cá…”, ông Bon nói và cho biết khi du lịch được phục hồi mỗi tháng ông ᴋiếm hơn 10 triệu đồng.
Lý do chọn giữa sông Hậu làm nơi khởi nghiệp, ông Bon cho biết vì nơi đây có nhiều loại cá tự nhiên sinh sống, sinh sản, không thiếu oxy, nước sạch, xa các khu dân cư…
Hằng năm, cá thát lát từ bè nuôi thu hoạch 600-800 tấn. Ngoài cung cấp 300-500 kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở TP HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, số còn lại được chế biến thành chả cá cung ứng cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong nước và thị trường Nhật, Úc… Cộng với việc bán hàng tấn cá đặc sản sông Mekong, ông Bon thu nhập mỗi năm 5-7 tỷ đồng.