Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn

Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận từ người dân 1 cá thể chim diều hoa Miến Điện thuộc loài động vật hoang dã rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 1.

Anh Trương Thế Phong bàn giao cá thể diều hoa Miến Điện cho cơ quan chức năng.

Thông tin trên báo Hà Tĩnh, sáng 4/6, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) tiếp nhận 1 cá thể diều hoa Miến Điện từ gia đình anh Trương Thế Phong (xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh) để bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Nhận được thông tin, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng Hà Tĩnh đã phối hợp với gia đình anh Trương Thế Phong, chính quyền xã Thạch Hưng bàn giao cá thể diều hoa cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để tiếp tục theo dõi, chăm sóc, trước khi tiến hành thả về môi trường tự nhiên.

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 2.

Diều hoa Miến Điện hay ó hoa Miến Điện có tên khoa học là Spilornis cheela. Loài này thuộc nhóm IIB được quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 3.

Diều hoa Miến Điện là loài chim chuyên săn và ăn rắn. Vẻ ngoài của chúng gây ấn tượng mạnh vì cái mào đầy dũng mãnh.

Năm 2016, Sách Đỏ IUCN, (gọi tắt là Sách Đỏ) được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, đã đưa loài vào Danh sách đỏ các loài bị đe dọa.

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 4.

Chim diều hoa Miến Điện (danh pháp khoa học là Spilornis cheela ), còn gọi là Ó hoa Miến Điện, là loài chim săn mồi cỡ vừa (khoảng 56-74 cm), thuộc Họ Ưng (Accipitridae).

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 5.

Loài chim chuyên ăn rắn này sinh sống chủ yếu tại khắp các khu rừng nhiệt đới ở châu Á. Theo bản đồ phạm vi sinh sống của Sách Đỏ, chúng sống tại các cánh rừng ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, miền nam Trung Quốc…

Các nhà khoa học đã phân chia nhiều phụ loài của chim diều hoa Miến Điện, trong đó có các loài như Philippine Serpent Eagle (S. holospila), Andaman Serpent Eagle (S. elgini) và South Nicobar Serpent Eagle (S. klossi)…

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 6.

Dù có nhiều phụ loài nhưng đặc điểm chung nhất của loài chim săn mồi chuyên ăn rắn này là: Chúng có cái đầu lớn, trên đỉnh đầu có đoạn lông dài giống như cái mào phía sau, mang lại vẻ dũng mãnh, mạnh mẽ.

Một con chim diều hoa Miến Điện trưởng thành thường có bộ lông màu nâu sẫm là chủ yếu, đuôi màu đen với các đốm sáng ở ngực và bụng.

Môi trường sống chủ yếu là rừng, rìa rừng, rừng ngập mặn, vườn và công viên.

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 7.

Ngoài việc săn và ăn rắn, loài diều hoa Miến Điện còn ăn các loài động vật lưỡng cư, cá và động vật có vú.

Mùa sinh sản của loài chim diều hoa Miến Điện thường bắt đầu vào cuối Đông hàng năm. Khi Hè sang, những quả trứng sẽ được chim cái ấp trong tổ của đôi uyên ương, trong khi đó, con chim đực sẽ đi kiếm ăn để nuôi cả gia đình.

Cận cảnh con động vật hoang dã vừa được lực lượng chức năng Hà Tĩnh thả vô rừng, có ảnh con này đang bắt rắn- Ảnh 8.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, tổ của diều hoa Miến Điện được xây mới mỗi năm và chúng thường xây dọc theo các cây ven sông. Sau 41 ngày, trứng sẽ nở thành chim con.