Vậy là ông bắt tay mở rộng quy mô đàn gà, nhưng không nuôi với cách truyền thống như các hộ khác. Vợ chồng ông Thìn tiên phong trong việc cho đàn gia cầm ăn thức ăn được chế biến từ cây sâm. Theo đó, giá trị những lứa gà của vợ chồng ông Thìn bán ra thị trường luôn ở mức cao và ít chịu ảnh hưởng bởi biến động thị trường nhờ thịt gà ngon và thơm từ cây sâm.
Ý tưởng nuôi gà bằng sâm được nhen nhóm vào năm 2021 khi ông trồng sâm nam trên diện tích 20ha và nghiên cứu, thử nghiệm cho đàn gà uống nước từ thân, lá, rễ của cây sâm thay vì sử dụng kháng sinh. Kết quả đã vượt ngoài mong đợi ngay lần thử nghiệm đầu tiên, tỷ lệ gà sống đạt hơn 90%, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng đạt khoảng 2,5 kg/con. Từ đây, giống gà thảo dược được ông Thìn và các hộ dân ở huyện Tân Yên triển khai rộng rãi, tạo tiếng vang.
Ông Thìn chia sẻ, đàn gà thảo dược là loại gà mía, thức ăn được chế biến hoàn toàn từ lá sâm. Đàn gà được ăn sâm kháng bệnɦ tốt, khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon được thương lái thu mua để tiêu thụ chủ yếu tại thị trường TP Hà Nội với giá bán cao hơn khoảng 10 nghìn đồng/kg so với gà thông thường.
“Gia đình tôi bắt đầu nuôi gà thảo dược với khoảng một nghìn con gà mía, quá trình cho ăn, chúng tôi chế biến lá sâm thành thức ăn. Đàn gà được ăn sâm kháng bệnɦ tốt, khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon được thương lái thu mua để tiêu thụ chủ yếu tại thị trường TP Hà Nội với giá bán cao hơn khoảng 10 nghìn đồng/kg so với gà thông thường”, ông Thìn chia sẻ.
Nhân rộng mô hình gà thảo dược được nhân rộng thành đặc sản địa phương
Bắc Giang là địa phương có lợi thế về nuôi gà, đặc biệt là nuôi gà đồi đã đem lại nguồn lợi lớn cho các địa phương. Giờ đây, người dân xã Liên Chung còn có thêm loại gà đặc biệt được nuôi bằng thảo dược.
Sở dĩ, người dân nơi đây mở rộng được quy mô và sản lượng gà dược liệu bởi xuất phát từ lợi thế địa phương với vùng dược liệu quy mô lớn. Thông tin từ huyện Tân Yên cho biết, trên địa bàn huyện có tổng diện tích cây sâm nam khoảng 30ha, thu nhập hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Từ hiệu quả của cây sâm nam, huyện đã quy hoạch vùng trồng với diện tích khoảng 200ha ở các xã Liên Chung, Việt Lập và mở rộng sang các xã An Dương, Tân Trung, Lan Giới và Hợp Đức.
Nhằm tận dụng phụ phẩm của cây sâm nam, người dân đã chế biến thành thức ăn chăn nuôi, trong đó nổi bật là nuôi gà thảo dược. Thành công của một số hộ dân tại xã Liên Chung, nhiều người đã học tập và được những người có kinh nghiệm chỉ dạy. Mỗi lứa gà thảo dược xuất chuồng, nông dân huyện Tân Yên có thể bỏ túi từ 100 – 200 triệu đồng.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thìn, năm 2022, công ty của gia đình ông mở rộng quy mô chăn nuôi lên 9 nghìn con tại 3 hộ ở xã Hợp Đức và Phúc Hòa. Các hộ tham gia đều đạt tiêu chí quy mô trang trại. Khi nuôi gà thảo dược, ông Thìn phụ trách kỹ thuật và thức ăn cho gà.