Rau bí vốn rất quen thuộc với người nông thôn. Trước đây loại rau này mọc đầy vườn quê nhưng không được coi trọng, thậm chí dùng để nuôi lợn.
Tuy nhiên, ngày nay, loại rau này bán phổ biến ở chợ, được nhiều người yêu thích.
Rau bí có giá trị dinh dưỡng cao. Loại rau này chứa nhiều loại axit amin và protein mà cơ thể con người cần. Nó rất giàu chất xơ thô có thể tăng cường nhu động ruột.
Loại rau này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon, độc đáo. Rau bí có thể dùng để luộc, xào tỏi, xào thịt, nấu canh… Mỗi món ăn chế biến từ loại rau này có hương vị khác nhau.
Vào mùa hè, rau bí được xem là loại rau khá an toàn bởi dễ trồng, dễ sống và ít nguy cơ bị lạm dụng hóa chất. Tuy là rau bí là loại rau dân dã, nhưng lại chiếm khá nhiều thời gian của các bà nội trợ bởi công đoạn làm sạch.
Theo nghiên cứu, rau bí chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, mangan, phốt pho, cãni… Ngoài ra, lá của bí ngô giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B và các vitamin cần thiết cho sức khỏe.
5 công dụng tuyệt vời của rau bí với sức khỏe
Tốt cho tiêu hóa
Rau bí giàu chất xơ, chất chống oxi hóa và vitamin, có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột, hạn chế táo bón. Vì thế, nó tạo cho bạn cảm giác no nhanh và hạn chế khả năng nạp năng lượng.
Tốt cho tim mạch
Trong rau bí có chứa beta-carotene, một chất tiền sinh tố A, chữa quáng gà, khô mắt, hạn chế bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, rau bí có hàm lượng calo thấp, không có chất béo bão hòa, không có cholesterol, rất tốt để giảm cân và phòng tránh bệnh về tim mạch.
Rau bí rất dồi dào protein thực vật và các khoáng chất như sắt, photpho, vitamin C và A giúp cải thiện vóc dáng, giảm béo vừa tốt cho sức khỏe của bạn.
Kiểm soát tiểu đường
Nhờ khả năng làm giảm lượng đường trong máu, rau bí có thể được xem là một công cụ hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này có liên quan đến sự hiện diện của ethyl acetate và polysaccharide trong loại rau này, vốn có đặc tính chống tiểu đường.
Tốt cho đường tiết niệu
Người bị tiểu dắt, bị sỏi đường tiết niệu ở mức nhẹ, ăn ngọn bí đỏ có thể giúp giảm triệu chứng đau, lợi tiểu và loại bỏ sỏi thông qua bài tiết tự nhiên.
Cải thiện khả năng sinh sản
Nghiên cứu cho thấy rau bí đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến sinh sản.
Những thành phần chống ô xy hóa trong rau bí như a xít oleic, a xít linoleic, vitamin A, alkaloid và tannin có thể giúp cải thiện chức năng tinh hoàn, qua đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.
Giúp bảo vệ da
Rau bí chứa một lượng vitamin A có thể đáp ứng 5,43% giá trị được khuyến nghị hằng ngày. Dùng thực phẩm giàu vitamin A giúp cơ thể tránh được các gốc tự do và độc tố có thể gây hại cho da.
Cách chọn rau bí sạch, không “tắm” hóa chất
– Rau bí sạch, thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lông tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên, phần tay cuốn thường gầy và dài.
Còn loại rau có đốt dài, phần gần gốc sẽ thường bị già, nhiều xơ thì thường bị tưới chất kích thích tăng trưởng.
– Khi rửa, rau có nhiều thuốc kích thích rất dễ bị nát, không cần vò mạnh phần lá cũng bị nát vụn ra, phần cuống và phần thân dễ bị gãy, dập. Còn rau bí sạch, lá rau rất ráp, cả cọng và lá đều không bị nát.
– Khi luộc, nước rau bí sạch thường trong. Còn rau có chứa chất kích thích để lâu sẽ chuyển sang màu xanh đen.
Chúng ta hãy tham khảo 2 cách chế biến rau bí dưới đây
1. Rau bí xào tỏi
Nguyên liệu: Rau bí, tỏi, ớt, gừng, hành, muối, dầu hào, dầu ăn
Cách làm:
– Rau bí nhặt sạch, loại bỏ vỏ già cứng, lá sâu, lá già, cấu thành từng khúc ngắn, rửa nhiều lần dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt. Bạn nên vò lá để bớt lông và khi chế biến lá mềm hơn.
– Tỏi cắt miếng, ớt cắt khúc, hành củ thái lát, gừng thái sợi.
– Đổ dầu vào chảo, cho hành, gừng, tỏi và ớt vào xào cho dậy mùi thơm.
– Sau đó cho cọng bí vào xào trên lửa lớn cho đến khi chín một nửa. Sau đó cho lá và phần cọng non vào xào thêm cho chín đều.
Cho thêm 2 thìa dầu hào và nêm nếm muối vừa ăn, đảo đều rồi đổ ra đĩa. Rau bí xào tỏi là món ăn đơn giản nhưng rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
2. Canh rau bí đậu phụ
Nguyên liệu : Rau bí, đậu phụ
Cách làm:
– Cắt đậu phụ thành từng miếng nhỏ;
– Rau bí nhặt sạch, tước vỏ, bẻ thành từng đoạn ngắn và rửa sạch bụi bẩn.
– Tỏi cắt mỏng, cho vào chảo phi thơm sau đó đổ nước sôi vào, đun sôi lại rồi thả đậu vào, thêm chút muối và nước cốt gà.
– Khi canh chuyển sang màu trắng, cho bí ngô vào nấu thêm 1 phút nữa là bắc ra thưởng thức.
(Theo Toutiao)
Rau bí vốn rất quen thuộc với người nông thôn. Trước đây loại rau này mọc đầy vườn quê nhưng không được coi trọng, thậm chí dùng để nuôi lợn.
Tuy nhiên, ngày nay, loại rau này bán phổ biến ở chợ, được nhiều người yêu thích.
Rau bí có giá trị dinh dưỡng cao. Loại rau này chứa nhiều loại axit amin và protein mà cơ thể con người cần. Nó rất giàu chất xơ thô có thể tăng cường nhu động ruột.
Loại rau này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon, độc đáo. Rau bí có thể dùng để luộc, xào tỏi, xào thịt, nấu canh… Mỗi món ăn chế biến từ loại rau này có hương vị khác nhau.
Vào mùa hè, rau bí được xem là loại rau khá an toàn bởi dễ trồng, dễ sống và ít nguy cơ bị lạm dụng hóa chất. Tuy là rau bí là loại rau dân dã, nhưng lại chiếm khá nhiều thời gian của các bà nội trợ bởi công đoạn làm sạch.
Theo nghiên cứu, rau bí chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, mangan, phốt pho, cãni… Ngoài ra, lá của bí ngô giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B và các vitamin cần thiết cho sức khỏe.
5 công dụng tuyệt vời của rau bí với sức khỏe
Tốt cho tiêu hóa
Rau bí giàu chất xơ, chất chống oxi hóa và vitamin, có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột, hạn chế táo bón. Vì thế, nó tạo cho bạn cảm giác no nhanh và hạn chế khả năng nạp năng lượng.
Tốt cho tim mạch
Trong rau bí có chứa beta-carotene, một chất tiền sinh tố A, chữa quáng gà, khô mắt, hạn chế bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, rau bí có hàm lượng calo thấp, không có chất béo bão hòa, không có cholesterol, rất tốt để giảm cân và phòng tránh bệnh về tim mạch.
Rau bí rất dồi dào protein thực vật và các khoáng chất như sắt, photpho, vitamin C và A giúp cải thiện vóc dáng, giảm béo vừa tốt cho sức khỏe của bạn.
Kiểm soát tiểu đường
Nhờ khả năng làm giảm lượng đường trong máu, rau bí có thể được xem là một công cụ hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này có liên quan đến sự hiện diện của ethyl acetate và polysaccharide trong loại rau này, vốn có đặc tính chống tiểu đường.
Tốt cho đường tiết niệu
Người bị tiểu dắt, bị sỏi đường tiết niệu ở mức nhẹ, ăn ngọn bí đỏ có thể giúp giảm triệu chứng đau, lợi tiểu và loại bỏ sỏi thông qua bài tiết tự nhiên.
Cải thiện khả năng sinh sản
Nghiên cứu cho thấy rau bí đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến sinh sản.
Những thành phần chống ô xy hóa trong rau bí như a xít oleic, a xít linoleic, vitamin A, alkaloid và tannin có thể giúp cải thiện chức năng tinh hoàn, qua đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.
Giúp bảo vệ da
Rau bí chứa một lượng vitamin A có thể đáp ứng 5,43% giá trị được khuyến nghị hằng ngày. Dùng thực phẩm giàu vitamin A giúp cơ thể tránh được các gốc tự do và độc tố có thể gây hại cho da.
Cách chọn rau bí sạch, không “tắm” hóa chất
– Rau bí sạch, thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lông tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên, phần tay cuốn thường gầy và dài.
Còn loại rau có đốt dài, phần gần gốc sẽ thường bị già, nhiều xơ thì thường bị tưới chất kích thích tăng trưởng.
– Khi rửa, rau có nhiều thuốc kích thích rất dễ bị nát, không cần vò mạnh phần lá cũng bị nát vụn ra, phần cuống và phần thân dễ bị gãy, dập. Còn rau bí sạch, lá rau rất ráp, cả cọng và lá đều không bị nát.
– Khi luộc, nước rau bí sạch thường trong. Còn rau có chứa chất kích thích để lâu sẽ chuyển sang màu xanh đen.
Chúng ta hãy tham khảo 2 cách chế biến rau bí dưới đây
1. Rau bí xào tỏi
Nguyên liệu: Rau bí, tỏi, ớt, gừng, hành, muối, dầu hào, dầu ăn
Cách làm:
– Rau bí nhặt sạch, loại bỏ vỏ già cứng, lá sâu, lá già, cấu thành từng khúc ngắn, rửa nhiều lần dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt. Bạn nên vò lá để bớt lông và khi chế biến lá mềm hơn.
– Tỏi cắt miếng, ớt cắt khúc, hành củ thái lát, gừng thái sợi.
– Đổ dầu vào chảo, cho hành, gừng, tỏi và ớt vào xào cho dậy mùi thơm.
– Sau đó cho cọng bí vào xào trên lửa lớn cho đến khi chín một nửa. Sau đó cho lá và phần cọng non vào xào thêm cho chín đều.
Cho thêm 2 thìa dầu hào và nêm nếm muối vừa ăn, đảo đều rồi đổ ra đĩa. Rau bí xào tỏi là món ăn đơn giản nhưng rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
2. Canh rau bí đậu phụ
Nguyên liệu : Rau bí, đậu phụ
Cách làm:
– Cắt đậu phụ thành từng miếng nhỏ;
– Rau bí nhặt sạch, tước vỏ, bẻ thành từng đoạn ngắn và rửa sạch bụi bẩn.
– Tỏi cắt mỏng, cho vào chảo phi thơm sau đó đổ nước sôi vào, đun sôi lại rồi thả đậu vào, thêm chút muối và nước cốt gà.
– Khi canh chuyển sang màu trắng, cho bí ngô vào nấu thêm 1 phút nữa là bắc ra thưởng thức.