Vợ chồng cụ ông người Trung Quốc chẳng nghĩ rằng con dâu và con trai mình lại có những suy nghĩ như vậy khi vẫn đang được nhận trợ cấp từ bố mẹ hàng tháng.
Bài viết này là chia sẻ của ông Trương (Trung Quốc) đang được nhiều người lan truyền trên nền tảng Sohu.
Nhớ lại thời điểm con trai nhất quyết muốn cưới con dâu và nhìn vào đủ thứ yêu cầu của thông gia, vợ chồng tôi không khỏi lắc đầu thở dài. Cô bé này vốn là con một trong gia đình giàu có, được chiều chuộng nên mọi yêu cầu đều được đáp ứng.
Con dâu mong muốn sau khi kết hôn có được căn nhà không dưới 120m2 ở trung tâm thành phố. Không dám từ chối, con trai gọi điện mong vợ chồng tôi hỗ trợ một phần. Vì cuộc hôn nhân của con trai, chúng tôi cố gắng hết sức để đáp ứng mong muốn này.
Nghĩ đến khoản thế chấp mà gia đình con trai phải trả hàng tháng lên đến 5.000 NDT, tôi thấy quá áp lực. Sau khi nghỉ hưu, tôi đã tìm một công việc bán thời gian nhằm có thêm thu nhập, để có thể hỗ trợ cho con khoảng 1.000 NDT/tháng.
Trong suốt 5 năm đi làm thêm đó, chúng tôi cũng chi tiêu hết sức tiết kiệm. Để ngoài khoản lương hưu có được, cộng thêm tiền đi làm thêm hàng tháng, vợ chồng tôi thống nhất sẽ cho các con một khoản lớn nhằm hoàn thành việc trả nợ ngân hàng nhanh nhất có thể.
Vào sinh nhật cháu trai tròn 2 tuổi, vợ chồng tôi được các con mời đến dự tiệc. May mắn, lúc đó, số tiền tiết kiệm cộng dồn lại đã đã đạt được con số 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Chúng tôi dự tính sẽ mang số tiền này đến đó và trao lại cho các con vào cuối bữa tiệc.
Tuy nhiên, khi đến trước cửa nhà con, chúng tôi vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện giữa con dâu và con trai mà vô cùng đau lòng.
“Trong nhiều năm qua, bố mẹ anh chỉ cho chúng ta được có 1.000 NDT/tháng. Số tiền đó thật ít ỏi”, cô con dâu nói.
Lập tức con trai ngăn cản và nói: “Dù bố mẹ có cho bao nhiêu thì chúng ta cũng nên trân trọng. Bởi việc đó hoàn toàn không phải trách nhiệm của bố mẹ. Vì thương con thương cháu nên ông bà mới hỗ trợ như vậy. Chúng ta không nên bàn đến chuyện ít nhiều ở đây”.
Khi nghe thấy câu nói kia của người con dâu, vợ chồng tôi cảm thấy khá buồn. Bởi tôi vẫn nghĩ rằng với khoản tiền đó các con sẽ vô cùng trân trọng nhưng thực tế con dâu lại chê ít. Song, cả 2 cũng có chút ấm lòng vì con trai có vẻ là người hiểu chuyện nên đã khuyên vợ nên biết hài lòng.
Tuy nhiên, lời nói sau đó của anh con trai mới thực sự khiến chúng tôi hiểu rõ hơn về suy nghĩ của tụi nhỏ. Con trai tiếp tục nói với con dâu rằng: “Anh mới phát hiện bố mẹ đang có khoản tiết kiệm 300.000 NDT. Bố mẹ chỉ có 2 vợ chồng mình nên sớm muộn số tiền này sẽ thuộc về chúng ta thôi. Nên vợ đừng quá lo lắng”.
Con dâu chê khoản trợ cấp ít, chúng tôi cũng có thể thông cảm. Nhưng đến khi nghe những lời của con trai chỉ nhằm vào số tiền tiết kiệm thì chúng tôi khó có thể chấp nhận.
Ngay lúc đó, vợ chồng tôi thống nhất rút lại ý định cho con khoản tiền tiết kiệm này và cũng không tham dự sinh nhật ngày hôm đó. Tôi chủ động gọi điện thông báo với con trai về việc vắng mặt trong bữa tiệc do có việc đột xuất để các con nắm được tình hình.
Ở đâu dây bên kia, con trai đáp lại: “Không có mặt cũng không sao nhưng ông bà phải có quà cho cháu trai chứ. Con khó có thể nhìn mặt bố mẹ vợ nếu thấy ông bà nội không tặng quà cũng chẳng có mặt”.
Nghe đến đây, tôi nhận ra rốt cuộc con trai và con dâu của mình chỉ là những đứa trẻ ham vật chất. Khi trở về nhà, chúng tôi quyết định dành trọn số tiền tiết kiệm để thực hiện những chuyến du lịch mà bản thân mong ước. Vợ chồng tôi chăm chút và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời, vợ chồng tôi cũng cắt luôn khoản trợ cấp 1.000 NDT/tháng.
Sau 1 năm thay đổi cách sống và cách nghĩ, tôi nhận ra mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Các con vẫn trả được nợ thế chấp. Cuộc sống của nó vẫn thoải mái. Trong khi đó, vợ chồng tôi lại cảm thấy thoải mái, không áp lực, mệt mỏi như trước