Trong suốt 8 năm, người phụ nữ này đã sống cùng vợ chồng con trai trong chính căn nhà mua bằng tiền của mình. Thế nhưng, bà lại chưa một ngày được thoải mái, nhiều lúc cảm thấy tủi thân nhưng cũng không còn nơi để quay về.
Trong suốt 8 năm, người phụ nữ này đã sống cùng vợ chồng con trai trong chính căn nhà mua bằng tiền của mình. Thế nhưng, bà lại chưa một ngày được thoải mái, nhiều lúc cảm thấy tủi thân nhưng cũng không còn nơi để quay về.
Người con trai ngỗ ngược
Mọi bố mẹ sinh con đều mong muốn “nuôi con để dưỡng già”, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con nhằm muốn có được sự phụng dưỡng của con cháu khi ốm đau. Mong muốn của bà Lưu Di Hiên (68 tuổi, Trung Quốc) cũng vậy nhưng dường như bà không may mắn có được thành quả đấy. “Bán nhà để cho con mua nhà to hơn là điều hối tiếc nhất tôi từng làm trong đời!”, Lưu Di Hiên nói.
Năm 35 tuổi, người chồng đầu tiên của Lưu Di Hiên qua đời. Một tay bà chăm sóc cậu con trai mới học tiểu học. Lúc đó bà bị nhà chồng đối xử tệ bạc. “Đặc biệt người chị dâu luôn chèn ép tôi, như thể tôi sẽ tranh giành tài sản trong gia đình. Cuộc sống ngột ngạt, tôi quyết định đem theo con lên thành phố để kiếm việc và sinh sống”, bà nói
Không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nội, lại không lỡ tăng thêm áp lực cho bố mẹ đẻ, Lưu Di Hiên chấp nhận làm đến 2 công việc một lúc để có tiền nuôi con và trang trải cuộc sống trên thành phố. Bà cho biết ở thời điểm đó, ban ngày công việc chính là quét dọn. Buổi tối, bà nhận thêm linh kiện ở một số nhà máy điện tử để về lắp ráp.
Dù bà cố gắng kiếm tiền nhưng cậu con trai dường như không thương mẹ. Khi bước vào tuổi dậy thì, từ ngoan ngoãn cậu bé trở nên nổi loạn. Anh học hành chểnh mảng và thường xuyên xích mích với bạn bạn. Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông, kệ sự phản đối với mẹ, anh tự sang thành phố khác làm việc.
Sau 2 năm cậu con trai xa nhà, Lưu Di Hiên nên duyên với người đàn ông hơn mình 4 tuổi tên Lao Tuấn Phong. Ông cũng là người có số phận nghiệt ngã, mất cha mẹ và anh chị em ngay từ khi còn nhỏ. Khi lập gia đình, vì lý do sức khoẻ, ông không thể có con. Cuối cùng vợ bỏ, ông cũng không tái giá cho đến khi gặp được Lưu Di Hiên.
Chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng ông bà mua được một căn hộ có 3 phòng ngủ ở thành phố. “Tôi cứ nghĩ mình sẽ có một gia đình mới trọn vẹn. Con trai sẽ vui mừng khi tôi tái hôn. Tuy nhiên nó khiến tôi vô cùng đau buồn khi cho rằng trên đời chỉ có một người cha duy nhất và không bao giờ nhận Lao Tuấn Phong là bố”, bà kể.
Dẫu không được chấp nhận nhưng Lao Tuấn Phong luôn đối xử tốt với con riêng của vợ. Khi con trai xin tiền, dẫu bà Lưu không cho nhưng ông vẫn lén lút gửi tiền cho anh.
Lưu Di Hiên cho biết mối quan hệ giữa bà và chồng mới không bị ảnh hưởng bởi thái độ đối xử của cậu con trai. Sau 2 năm chính thức về ở chung một nhà, Lao Tuấn Phong đã sang tên toàn bộ bất động sản cho vợ mới.
Khi cậu con trai vừa tròn 25 tuổi và ngỏ ý muốn cưới vợ nhưng cần phải mua nhà mới, ông Phong sẵn sàng cho con một khoản tiền để mua được căn hộ nhỏ ở thành phố.
8 năm sống trong căn nhà của con, tôi chưa có một ngày thoải mái
Vào năm bà Lưu 59 tuổi, Lao Tuấn Phong qua đời đột ngột vì mắc căn bệnh hiểm nghèo. “Sự ra đi của ông ấy khiến tôi rơi vào nỗi buồn tuyệt vọng vô hạn. Khi chuẩn bị bước vào tuổi già an nhàn hưởng phúc thì tôi lại phải chịu cảnh âm dương cách biệt”, bà chia sẻ.
Thấy mẹ đau khổ, vợ chồng con trai đưa mẹ sang ở cùng. Sau một tháng tâm trạng của bà dần ổn định. Bà Lưu có ý định về nhà tuy nhiên anh con trai không cho. Anh cho rằng mẹ cũng đã già lại chỉ có một mình nên quyết bảo mẹ ở lại để tiện chăm sóc. “Cho đến khi nó nói được câu đó, tôi cũng mừng vì dường như nó đã biết lo cho mẹ”.
Niềm vui chưa được bao lâu, khi gia đình con trai có kế hoạch có thêm thành viên mới, con trai mong muốn mua một căn nhà rộng hơn. Vì thế anh đã khuyên bà bán căn nhà cũ đi để có thêm tiền.
Lúc đầu, bà do dự bởi ông Phong mới qua đời. Bà cũng bàn với con trai đợi sau một năm ngày mất của dượng. Tuy nhiên, vì thương con bà quyết định bán căn nhà của mình chỉ sau nửa năm ngày chồng mất.
Căn nhà cũ bán được 750.000 nhân dân tệ (2,5 tỷ đồng), bà cho con 550.000 NDT, số còn lại dùng để phòng thân. Tuy nhiên, vì mong muốn sắm thêm một số đồ đạc mới, anh con trai ngỏ ý muốn vay mẹ số tiền còn lại và sẽ trả lại trong thời gian sớm nhất. Thương con, thương cháu, bà đồng ý.
Sau khi cùng con trai mua căn nhà mới, bà nghĩ rằng mình sẽ được tận hưởng thời gian tuổi già an nhàn. Tuy nhiên, sau vài tháng dọn về ở chung với các con, thái độ vợ chồng của anh con trai dần thay đổi.
Mặc dù bà luôn hỗ trợ các con trong việc nhà hay phụ giúp trông cháu nhưng dường như vợ chồng người con luôn cảm thấy phiền phức và coi bà như gánh nặng.
Đến ngày Thanh Minh, bà muốn vợ chồng con ra mộ để lễ tạ ông Lao Tuần Phong nhưng họ luôn trốn tránh. “Tôi nói rằng chúng nên biết ơn ông ấy vì ngôi nhà chúng đang ở là nhờ bán căn nhà cũ ông ấy mua mới có tiền”. Tuy nhiên anh con trai không hiểu được điều đó. Thậm chí anh còn cãi lại rằng ông Lao Tuần Phong tự nguyện tặng nhà cho mình. Nghe những lời bất hiếu từ con trai, bà Lưu vô cùng đau buồn.
Đến nay đã 8 năm sống chung trong nhà của con trai, bà cho biết chưa một ngày nào được thoải mái.
“Trong mắt người ngoài con trai và con dâu đều rất hiếu thảo. Gia đình chúng tôi như kiểu mẫu. Tuy nhiên, tôi không được con trai và con dâu tôn trọng. Vô cùng tủi thân song tôi cũng chẳng biết đi đâu vì căn nhà cũ đã bán mất rồi.
Nếu biết khổ thế này tôi đã không bán nhà. Sống một mình khổ như thế nào nhưng thoải mái vì đó là nhà của mình. Đúng như mọi người vẫn thường nói nhà của cha mẹ có thể là nhà của con nhưng nhà của con chưa chắc là nhà của ba mẹ”, bà Lưu Di Hiên bộc bạch.
Trường hợp của bà Lưu Di Hiên chỉ là một trong số ít những người mẹ không may mắn. Câu chuyện này không có nghĩa làm chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống. Mỗi cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập và bản thân cũng cần độc lập với chính cuộc đời mình.