Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?

Cây me nước – một loại cây dại mọc hoang nhiều ở vùng nông thôn miền Tây, thân cao to, lá kim và mọc tự nhiên không cần ươm mầm hay chăm bón.

Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?- Ảnh 1.

Đây là cây me nước được mọc thiên nhiên ở Miền Tây

Vào thời điểm này ở miền Tây, cây me nước đang vào mùa cho trái. Trái me nước khi còn non có màu da xanh. Đến độ chín sẽ chuyển sang màu hồng đỏ. Hai bên thân quả để lộ phần thịt trắng mướt và hạt có màu đen.

Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?- Ảnh 2.

Cây me nước ở miền Tây còn gọi là cây keo gai. Cây me nước là cây dại mọc hoang nhiều ven đôi bờ kênh, rạch ở miền Tây.

Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?- Ảnh 3.

Trái me nước lúc còn trên cây

Trái me nước khiến mọi đứa trẻ hay người lớn đều thèm thuồng. Khi ăn có vị bùi bùi và hương thơm làm lũ trẻ cứ muốn ăn mãi không thôi. Hương vị mộc mạc mà đã đi vào kí ức một thời vô tư của bao người.

Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?- Ảnh 4.
Đây là loại trái dại tha la mặt nước ở miền Tây, ăn bùi bùi, thơm thơm, muốn nhằn mãi thôi, đó là trái gì?- Ảnh 5.

Đây là trái me nước đã chín được người dân hái trái để sử dụng. Trái me nước là một loại trái dại được ưa thích ở miền Tây, loại trái dại này gắn liền với ký ức tuổi thơ của những người sinh ra, lớn lên ở các vùng nông thôn của miền Tây.

Cây me nước là loại cây không có giá trị về kinh tế, nhưng khi bất gặp hình ảnh trái me nước đung đưa đủ làm bao nhiêu ký ức về tuổi thơ lại ùa về thân thương đến bình dị.

Theo các tài liệu về y học, trái me nước hay còn gọi là trái me keo mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.