Sầu riêng là một loại trái cây được nhiều người ưa thích bởi hương thơm đặc trưng và có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho con người. Giá sầu riêng trên thị trường cũng khá cao nên đây là loại cây đem lại lợi nhuận lớn cho người nông dân.
Sầu riêng – trái cây vô cùng bổ dưỡng
Sầu riêng bao gồm 65% nước, 27% carbohydrate, 5% chất béo và 1% protein và rất giàu kali, chất xơ, sắt, vitamin C và phức hợp vitamin B. Nó cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời.
Sầu riêng được cho là có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, huyết áp và sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, ối loạn chức năng tình dục, ung thư, sức khỏe của xương và thiếu máu. Nó cũng làm tăng HDL (cholesterol tốt) và thậm chí có thể giúp cải thiện mức serotonin có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giảm bớt trầm cảm.
Hạt sầu riêng có thể ăn được tuy nhiên phải được luộc chín trước bởi vì hạt sống có chứa axit béo cyclopropene, một chất gây ung thư.
Anh nông dân kiếm 3,5 tỷ/năm nhờ trồng cây sầu riêng theo cách “lạ”
Cây sầu riêng đã bám rễ trên vùng đất Lâm Đồng từ nhiều thập niên về trước. Thời gian gần đây, sầu riêng được mùa, được giá, nông dân vui mừng khi lãi tiền tỷ mỗi hecta. Nhờ giá thu mua trên thị trường khả quan, nên vài năm trở lại đây, loại cây trồng này mới được nhiều nông hộ trong tỉnh tập trung phát triển thực sự bài bản.
Tại vùng đất xã Liên Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng có một nông dân Phạm Văn Nghĩa kiếm 3,5 tỷ/năm nhờ trồng sầu riêng thu hút sự chú ý. Nơi đây cây trồng chính của bà con từ nhiều năm nay là cà phê. Cũng tại nơi đây có một vườn sầu riêng cổ thụ đã góp phần vào thay đổi cơ cấu cây trồng của người nông dân.
Anh Nghĩa cho hay vào định cư tại thôn Liên Hồ, xã Liên Hà năm 2011. Mảnh đất gia đình anh mua lại có sẵn 100 cây sầu riêng đã trưởng thành, cây rất to, rợp bóng. Khi xuống tiền mua mảnh đất này anh Nghĩa cũng không hỏi kỹ tuổi của cây sầu riêng nhưng lúc đó, vườn sầu riêng đã rất to, cao và cho quả hằng năm.
Thấy loại cây hoa quả này có tiềm năng gia đình anh quyết trồng thêm 150 cây sầu riêng trong diện tích với 2,3 ha. “Điều rất may mắn là những cây sầu riêng lớn được trồng sẵn cũng thuộc giống sầu riêng chuẩn, giống Dona, giống được các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên canh tác. Vì vậy, vườn sầu riêng nhà anh dù cây mới hay cây cũ đều trồng thuần giống, mang lại hiệu quả rất tốt vì kỹ thuật chăm sóc giống nhau, chất lượng trái sầu riêng cũng đồng nhất. Sau khi 150 cây trồng sau cho trái, cả vườn sầu riêng đạt 250 cây đều cùng một giống.
Từ người không có kinh nghiệm về trồng sầu riêng, đến nay sau nhiều năm chăm chỉ học hỏi đút rút kinh nghiệm, anh Nghĩa nhận xét, cây sầu riêng khó chăm sóc tại giai đoạn mới trồng, giai đoạn kiến thiết, sau khi cây đã trưởng thành, việc chăm sóc nhàn hơn rất nhiều. Với loại cây trồng này bà con cần chú ý tới chế độ nước bởi chế độ nước ảnh hưởng rất lớn tới việc ra hoa, đậu quả. Đặc biệt với những cây trên 10, 12 năm tuổi, chế độ chăm sóc rất nhàn, chủ yếu quan tâm tới lượng phân hữu cơ…
Sau bao năm lập nghiệp ở mảnh đất mới, mùa thu hoạch sầu riêng 2023, gia đình anh Nghĩa thu được 70 tấn trái với giá trị 3,5 tỷ đồng. Với doanh thu “khủng” như hiện tại anh Nghĩa đánh giá, với hiện trạng nông nghiệp địa phương, không có giống cây trồng nào có giá trị cao như cây sầu riêng.
Cách trồng sầu riêng đạt năng suất tốt
Theo Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng, để cây sầu riêng phát triển tốt, bà con nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm.
+ Bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super Lân + 200g NPK 16-16-8/hố,
10-20g Diazinon (Basudin 10G), Carbofuran (furadan 3G),… để trừ mối, dế, kiến và sâu đất.
+ Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
+ Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước.
+ Sau đó phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây.