-
1. Đổ móng nhà gặp trời mưa là điều tốt hay xấu?
Theo quan niệm của ông cha ta, xây nhà được xem là một việc trọng đại nhất của cuộc đời mỗi người, không chỉ mang đến cho ta một chỗ che mưa, che nắng mà còn là nơi để mang đến cho ta một điều kiện sống hoàn hảo.
Chính vì vậy khi bắt tay vào xây dựng trong động thổ, đổ móng nhà phần lớn các gia chủ đều lựa chọn những ngày lành, tháng tốt và điều kiện thời tiết ổn định để thực hiện nhằm mang đến phong thủy tốt lành để gia đình an cư, lạc nghiệp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khởi công ta vẫn có thể gặp một vài trường hợp nằm ngoài dự đoán, ví dụ như trời mưa. Vậy trong trường hợp đổ móng nhà gặp trời mưa điềm tốt hay xấu ?
-
Xét về khía cạnh phong thủy
Đổ móng nhà gặp trời mưa điềm tốt hay xấu ? Theo quan niệm phong thủy, nước thường được coi là biểu tượng của sự sống sinh sôi và mang lại may mắn về tài lộc.
Do đó, khi đổ móng nhà mà gặp trời mưa, không nên lo lắng bởi điều này thường được coi là điềm lành, biểu thị sự ưu đãi từ trời cao, mang đến sự thuận lợi và may mắn cho việc khởi đầu mới.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu mưa kéo dài hoặc mưa to quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến các mạch nước ngầm và gây ra những vấn đề về phong thủy cho ngôi nhà.
Theo quan niệm phong thủy, nước thường được coi là biểu tượng của sự sống sinh sôi và mang lại may mắn về tài lộc
-
Xét về khía cạnh khoa học
Đổ móng nhà gặp trời mưa điềm tốt hay xấu? Thực tế, việc đổ móng trong thời tiết mưa thường mang lại nhiều lợi ích trong quá trình xây dựng.
Đầu tiên, mưa giúp làm đất mềm hơn, giúp cho việc nén đất và đầm móng trở nên dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lún và tạo ra kết cấu móng dày và chắc chắn hơn.
Thêm vào đó, thời tiết mát mẻ của trời mưa cũng giúp cho công nhân thi công cảm thấy thoải mái hơn và không mệt mỏi như khi làm việc dưới trời nắng nóng.
Tuy nhiên, khi mưa quá to, việc đổ móng vẫn cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và có các biện pháp dự phòng phù hợp. Điều này giúp tránh khỏi các vấn đề có thể xảy ra và đảm bảo tiến độ xây dựng của ngôi nhà không bị ảnh hưởng.
Đổ móng nhà gặp trời mưa điềm tốt hay xấu? Thực tế, việc đổ móng trong thời tiết mưa thường mang lại nhiều lợi ích trong quá trình xây dựng
-
2. Cách xử lý khi đổ móng nhà gặp trời mưa
Có thể thấy được rằng thời tiết luôn là một yếu tố vô cùng khách quan mà chúng ta không thể nào có thể nắm vững một cách chính xác nhất.
Chính vì vậy nếu trong quá trình đổ móng nhà gặp trời mưa, bên cạnh việc tìm hiểu đổ móng nhà gặp trời mưa điềm tốt hay xấu thì đòi hỏi bạn cũng cần phải có biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo:
-
Đánh giá lượng nước mưa để đưa ra phương án xử lý
Thông thường, nếu trong quá trình đổ móng nhà gặp trời mưa nhỏ và kéo dài không lâu, thì không gây ra nhiều vấn đề đối với công trình xây dựng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không nên tiến hành thi công ngay sau cơn mưa mà cần phải đợi đến khi điều kiện thời tiết ổn định và cường độ bê tông đạt chuẩn mới tiếp tục.
Còn đối đối với những cơn mưa lớn, nặng hạt, kéo dài thì đòi hỏi bạn cần phải xác định và đánh giá được lượng nước mưa để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Cụ thể là nếu lượng nước quá lớn thì bạn nên ngừng thi công và tiến hành che phủ bạt lên các nền móng để tránh mưa trực tiếp. Đồng thời tiến hành kiểm tra công tác an toàn trong thi công để tránh các hiện tượng không mong muốn như chập điện,… Cuối cùng là đợi khi trời tạnh hoặc mưa nhỏ hơn sẽ tiếp tục thi công.
Khi đổ móng nhà gặp trời mưa, hãy đánh giá lượng nước mưa để đưa ra phương án xử lý
-
Xử lý bằng mạch ngừng bê tông
Trong thi công xây dựng thì mạch ngừng được hiểu là sự gián đoạn trong quá trình đổ bê tông được thể hiện qua các nơi nối tiếp lớp bê tông mới và cũ.
Trước khi dừng đổ bê tông vào móng, việc tạo ra một hệ thống mạch ngừng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu là cần thiết để đảm bảo tính bền vững của công trình.
Khi gặp trời mưa lớn kéo dài trong quá trình đổ móng, việc áp dụng biện pháp này được coi là một giải pháp hiệu quả để xử lý các gián đoạn trong quá trình thi công.
Khi đổ móng nhà gặp trời mưa, hãy xử lý bằng mạch ngừng bê tông
Tuy nhiên khi tiếp tục thi công lúc trời tạnh ráo thì đòi hỏi người thợ cần phải quan tâm thật kỹ đến cách xử lý hai lớp bê tông cũ và mới để đảm bảo độ bám dính tối ưu nhất. Dưới đây là cách xử lý mà bạn có thể tham khảo:
– Đầu tiên cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt nền móng bê tông, loại bỏ những phần bê tông không đảm bảo yêu cầu rồi tiến hành tưới nước xi măng lên bề mặt.
– Tiếp theo sử dụng các chất phụ gia kết dính để dùng cho mạch ngừng.
– Tiến hành đặt sẵn các lưỡi thép ở các vị trí mặt ngừng của các lớp bê tông cũ.
– Thực hiện đổ bê tông.