Nhờ việc trồng dó bầu-loại cây quý hiếm này, kết hợp với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình ông Ếc có được nguồn thu nhập cao.
Với diện tích trang trại gần 10 ha, năm 2012, ông Đinh Văn Ếc đã mạnh dạn đầu tư trồng 05 ha cây dó bầu với gần 1.000 cây.
Đây là mô hình khá lạ của một người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số vào thời điểm đó. Bởi thực tế, rất ít trường hợp gặp được trầm và nhờ đó mà đổi đời.
Do đó, trồng cây dó bầu để tạo trầm thì chưa ai nghĩ tới, thấy ông khai hoang đất trồng dó bầu với diện tích khá lớn, người dân quanh làng cho ông là “hoang tưởng”.
Ông Ếc cho biết: Lúc nhỏ, tôi thường theo cha vào rừng sâu. Tận mắt thấy được những cây dó tự nhiên. Khi nghe cha kể về công dụng cũng như giá trị của cây dó rất cao vì tạo ra trầm hương.
Ông Đinh Văn Ếc, dân tộc Hre, thôn 8, xã An Trung, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) có nguồn thu nhập cao từ rừng cây dó bầu hơn 10 năm tuổi.
Lúc đó tôi đã bắt đầu có suy nghĩ đưa giống cây này về trồng. Đến năm 2012, tôi tự vào rừng thu hái hạt cây dó tự nhiên, đem về tự học cách ươm giống và tiến hành trồng trên diện tích đất của gia đình.
Đến thời điểm này, rừng dó bầu của gia đình ông Ếc đã hơn 10 năm tuổi, bình quân cây phát triển cao từ 7 -10 m, đường kính trung bình từ 10 -20 cm đã sẳn sàng cho việc lấy dầu, cấy trầm.
Vừa qua, tôi xuất bán 100 cây thu về cho gia đình gần 100 triệu. Nếu bán vào thời điểm này, rừng dó bầu của gia đình sẽ thu được gần 800 triệu đồng.
Đây là con số mơ ước của người nông dân ở các xã vùng cao An Lão. Nếu đem so sánh với các loại cây khác, giá trị của cây dó bầu hơn hẳn.
Qua tìm hiểu được biết, diện tích trồng dó bầu trên địa bàn huyện An Lão (tỉnh Bình Định) được trồng rải rác ở một số xã miền núi, không tập trung, quy mô chưa nhiều, quá trình khai thác còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, đầu ra của nguyên liệu trầm hương luôn ổn định. Nhiều năm trở lại đây, thương lái đến trực tiếp đặt hàng với các hộ nông dân để thu mua dó bầu, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân, đem lại thu nhập ổn định, lâu dài.