Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày do đó không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.
Đặc điểm riêng thanh long vàng phải canh tác trên nền gốc chăm sóc dày. Do đó, đây là nơi chứa các loại côn trùng phá hoại rễ.
Để xử lý được các loại côn trùng cần nuôi cấy men vi sinh vào phân bón. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt tại vùng đất Bình Thuận làm cho men vi sinh sống được ít. Việc bổ sung men vi sinh phải được thực hiện thường xuyên.
Màu sắc vàng ươm của thanh long vàng thu hút thị hiếu của người tiêu dùng khá cao. Giá trị dinh dưỡng của thanh long vàng cao hơn so với giống thanh long ruột trắng, nên được mở rộng khai thác.
Một đặc tính khó nhất của việc canh tác cây thanh long vàng là cây không thụ phấn tự nhiên. Khác với các loại thanh long khác, hạt phấn thanh long vàng không có khả năng nảy mầm.
Nhụy đực và nhụy cái của hoa thanh long vàng cách xa nhau do đó khả năng tiếp xúc thấp. Thụ phấn cho hoa cần thực hiện bằng tay của đội ngũ công nhân lành nghề và được đào tạo.
Thời gian hoa thanh long bắt đầu nở từ 9 -10 giờ đêm, hoa nở rộ nhất vào khoảng từ 11 giờ đêm 2 giờ sáng.
Đây là thời điểm công nhân cần thực hiện thụ phấn cho hoa để đạt năng suất tốt. Vì hạt phấn của hoa chín nhất trong khoảng thời gian này. Vì vậy, giai đoạn chọn búp non cần chọn với tỉ lệ đồng đều. Để tránh việc hoa nở không đồng nhất, dẫn đến khó khăn trong việc thụ phấn.
Phần ruột của trái thanh long vàng đã trồng thành công ở Bình Thuận.
Loại hạt phấn được chọn để thụ phấn cho trái thanh long vàng thường là thanh long tím hồng LD5, đỏ H14, hoặc đỏ Đài Loan.
Trong 3 loại giống dùng để thụ phấn cho thanh long vàng, thì thanh long đỏ Đài Loan khi thụ phấn cùng vàng sẽ cho chất lượng tốt nhất. Thịt trái ngon nhất vừa trong, dẻo, thơm, ngọt dịu, lại không nhiều hạt, mọng nước, không quá mềm. Thụ phấn bằng thanh long trắng hoặc tím hồng thịt sẽ chắc, giòn, có màu trắng đục.
Thanh long vàng có thời gian nở khác với các khu thanh long khác, do đó, việc thụ phấn hết sức khó khăn.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết góp phần quyết định đến quá trình thụ phấn thành công hay thất bại. Đôi khi thụ phấn vừa xong mưa đến, công sức của kỹ thuật và công nhân bị cuốn trôi theo cơn mưa. Thường lứa trái bị mưa trái thường nhỏ ít hạt, hay bị thối nhũng ở đầu. Từ khi nở hoa đến khi thu hoạch khoảng 30 ngày.
Sau giai đoạn thụ phấn, là giai đoạn chăm sóc phát triển của thanh long vàng. Giai đoạn này cần cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây. Các kỹ sư và công nhân làm việc ngày đêm.
Vì trong thời gian nụ, cây tiết nhiều mật thường thu hút côn trùng. Việc xử lý côn trùng khá vất vả, công nhân phải bắt côn trùng bằng tay.
Tuy nhiên, cần chừa lại một số trái đang bị côn trùng ăn để dẫn dụ về tập trung xử lý tại một điểm. Đối với các loại côn trùng nhỏ phải dùng các loại tinh dầu được chiết xuất từ các loại như, tỏi, ớt, sả, chanh, đinh lăng hương để xua đuổi côn trùng.
Rút râu thanh long sau khi thụ phấn khoảng tầm 2 ngày cần vệ sinh họng trái để trái không bị thối nhũng. Sau quá trình rút cánh hoa khoảng 1 tuần cần rút nhụy cái để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Canh tác thanh long vàng hữu cơ khó khăn là vậy, nhưng với lòng đam mê, niềm tin và mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và an toàn. Và cũng là hướng đi mới cho diện mạo của thanh long Bình Thuận.