Có một câu ngạn ngữ nói rằng: “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho tường”. Chúng ta chỉ có thể tồn tại tốt hơn khi hiểu bản chất của con người. Khi còn trẻ, nhiều người không chú ý đến điều này, tuy nhiên sau đó, khi bị cuộc đời đánh gục, chúng ta mới nhận ra rằng bản chất của con người là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn trên thế giới này.
Một miếng bánh xuất hiện, thu hút sự cạnh tranh của mọi người. Và mọi người tranh nhau miếng bánh. Đây là bản chất “tham lam” của con người. Vì lợi ích của bản thân, họ không ngừng chèn ép người khác, thậm chí coi người khác là bàn đạp để bản thân thăng tiến. Cuộc sống là như vậy. Muốn hiểu lòng người, không cần nghe tiếng nói, chỉ cần nhìn vào hai điểm này là đủ.
Người đó đối xử với ân nhân của mình như thế nào
Có 2 từ mà nhiều người biết nhưng không nhiều người có thể nói ra, đó là 2 từ “cảm ơn”. Khi gặp khó khăn, bạn có thể giúp người khác nhưng khi bạn lâm vào tình cảnh khốn khó, không chắc đã có ai giúp đỡ bạn.
Tất nhiên, với nhịp sống hiện đại, lòng người cũng trở nên chai sạn. Nhiều người khi được người khác giúp đỡ mà trong lòng chẳng biết ơn. Sau đó, khi gặp khó khăn, họ còn đòi người ta giúp đỡ mình nhiều hơn. Không ít người không biết ơn người đã giúp mình mà còn ăn cháo đá bá, qua cầu rút ván. Đây là chuyện hết sức bình thường và không còn hiếm trong xã hội hiện đại.
Muốn biết người đó có tốt, có đáng để tin tưởng hay không, bạn hãy xem họ có phải là người biết đền ơn đáp nghĩa hay không. Khi tìm kiếm một người bạn đồng hành, bạn hãy tìm một người thực sự biết ơn bạn. Có vậy thì sự hy sinh, cống hiến của bạn mới có ý nghĩa.
Cách cư xử của họ khi đối mặt với lợi ích
Có một câu nói rất thực tế, là một người chỉ có thể lộ bộ mặt thật khi mâu thuẫn lợi ích. Đến anh em trong nhà, người trong gia đình đều có thể trở mặt với nhau vì lợi ích. Không những thế, có những người thậm chí đã làm những chuyện táng tận lương tâm vì lợi nhuận. Họ làm mọi việc chỉ vì tiền mà thôi . Một người có thể bộc lộ những mặt xấu nhất của bản chất con người cũng vì lợi nhuận.
Có hai ông chủ, một người vì lợi nhuận mà sản xuất ra sản phẩm chỉ chú trọng đến số lượng chứ không chú trọng đến chất lượng. Họ mong bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền nhờ những sản phẩm kém chất lượng. Người còn lại mong muốn sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, chinh phục được người tiêu dùng.
Kết quả là sản phẩm của ông chủ đầu tiên gặp gây tai tiếng, làm hại người tiêu dùng và bị chỉ trích, cuối cùng nhà máy cũng bị ảnh hưởng và phá sản. Ông chủ thứ hai vững vàng cùng doanh nghiệp của mình, càng về sau càng giàu có.
Ở một góc độ khác, chữ lợi ích còn là sự phản ánh xem một người có tầm nhìn xa hay không. Nếu anh ta đánh mất lương tâm của mình chỉ vì lợi ích trước mắt, anh ta là một kẻ ngu ngốc, không có tầm nhìn. Kiên trì vì lợi ích lâu dài là hành động nhìn xa trông rộng và nhân văn.