Nội dung “Bị hàng xóm xây nhà nhầm trên đất của mình” được chúng tôi tư vấn như sau:
Xây nhà trên đất của người khác là gì?
Hiện nay việc xây dựng cần đúng nơi đúng chỗ. Đặc biệt nếu như có giấy phép xây dựng thì phải thực hiện đúng với bản đã nộp hồ sơ cấp phép. Vậy nhưng trên thực tế vẫn có chủ thể xây nhà trên đất người khác. Đa số trường hợp đều là lỗi cố ý biết sai vẫn làm. Xây nhà trên đất của người khác được hiểu như sau:
Hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác được hiểu; là xây nhà trái phép trên đất của nhà nước hoặc đất của tổ chức cá nhân nào đó. Hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ các nội dung; về mức xử phạt của hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm.
Hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay được quy định thế nào?
Hiện nay việc hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng để giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn về đất đai giữa các bên. Hòa giải tạo cơ hội cho hai bên được gặp gỡ, bày tỏ mong muốn và nguyện vọng, cùng lắng nghe nhau và trình bày để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho một vấn đề. Hòa giải tranh chấp đất đai khi đó được hiểu như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai bằng cách tự thỏa thuận.
Để tránh những vấn đề tranh chấp mới phát sinh, trước hết, các bạn nên thực hiện rà soát lại ranh giới, mốc giới, các giấy tờ về quyền sử dụng đất của mình. Tiếp theo, thu thập các căn cứ để chứng minh ranh giới thửa đất của mình. Lúc này, các công việc bạn có thể thực hiện để xác định ranh giới, mốc giới của thửa đất theo một trong những cách sau:
– Nếu cả hai gia đình bạn và hàng xóm đều đã được cấp sổ đỏ, vậy bạn có thể nhờ cán bộ địa chính hoặc nhờ đơn vị đo đạc tư nhân tiến hành đo đạc để phân định ranh giới, mốc giới thửa đất theo sơ đồ thửa đất tại mục III của sổ đỏ đã được cấp;
– Nếu trong sổ đỏ của bạn chưa có mục sơ đồ thửa đất, sơ đồ thửa đất chưa phải là sơ đồ được đo vẽ theo bản đồ địa chính chính quy, hoặc đất chưa có sổ đỏ thì bạn có thể xin trích lục các thông tin trong hồ sơ địa chính đối với thửa đất của mình. Hàng xóm của bạn xin trích lục thông tin trong hồ sơ địa chính đối với thửa đất của họ, từ đó xác định ranh giới, mốc giới được Nhà nước công nhận đối với thửa đất của bạn và của nhà hàng xóm. Từ đó các bên xác định được cụ thể phần diện tích mình được quyền sử dụng;
Sau đó khi xác định được chính xác mốc ranh giới, mốc giới đất chứng minh nhà hàng xóm đã xây lấn sang thì gia đình bạn thì có thể ưu tiên tiến hành thỏa thuận, giải quyết vụ việc với hàng xóm:
Bạn cùng hàng xóm của mình có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp như: Nhà hàng xóm dừng thi công công trình, tháo dỡ phần công trình đã xây lấn sang nhà bạn hoặc các vấn đề khác theo ý chí, nguyện vọng chính đáng của mình.
Nếu có thể giải quyết theo cách này, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, công sức.
Bị hàng xóm xây nhà nhầm trên đất của mình thì làm sao?
Hiện nay nhiều người còn lúng túng và không biết làm sao khi bị hàng xóm xây nhà nhầm trên đất. Có các hướng giải quyết khác nhau như hòa giải để các bên gặp gỡ trao đổi, khởi kiện ra tòa án để tòa án phân xử và cưỡng chế chủ thể làm theo hay việc xử phạt hành chính để họ không dám tái phạm. Tóm lại, cách xử lý khi bị hàng xóm xây nhà nhầm trên đất của mình là:
Đề nghị UBND Xã nơi có đất tiến hành hòa giải theo Khoản 12 Điều 202 Luật Đất đai.
Lúc này, bạn phải làm đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được đơn sẽ thực hiện các công việc, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác (Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…)theo quy định pháp luật để tiến hành việc hòa giải giữa gia đình bạn với nhà hàng xóm.
+ Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và Ủy ban nhân dân cấp xã.phải có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.
+ Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai). Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất, đồng thời, cấp mới Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có thay đổi diện tích đất.
Khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 203, Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (tranh chấp về ranh giới, mốc giới là một trong những tranh chấp về đất đai) như sau:
– Nếu đương sự có Giấy chứng nhận/có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013: Tòa án là đơn vị có thẩm quyền giải quyết;
– Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013: Đương sự phải lựa chọn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất là người có thẩm quyền giải quyết) hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Như vậy gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất để giải quyết tranh chấp nêu trên với nhà hàng xóm.
Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu xác minh vụ việc, xử lý hành vi vi phạm lấn, chiếm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hoặc đã được công nhận của mình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Xây nhà trái phép trên đất của người người khác có bị phạt không?
Hiện nay nếu như có hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác thì có thể bị phạt tiền. Luật có qy định về mức phạt thấp nhất, mức phạt cao nhất và cả những hình phạt bổ sung cho hành vi trên. Chúng tôi xin được phân tích về những mức phạt dành cho những ai xây nhà trái phép trên đấ người khác hiện nay như sau:
Nếu xây nhà trên đất của người khác là đất của nhà nước (đất công); thì phần nhà và công trình xây dựng trên đất lấn chiếm được xử lý; theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình; không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian; đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bị hàng xóm xây nhà nhầm trên đất của mình thì làm sao?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thẩm quyền bồi thường khi thu hồi đất … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Trong trường hợp này, để có thể đòi lại được phần đất đã bị hàng xóm lấn chiếm trước hết, bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc. Trường hợp không thể thương lượng, tự hòa giải hoặc thương lượng, tự hòa giải không thành thì bạn có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013).
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành, theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, bạn được quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Việt Yên để giải quyết theo pháp luật.