Tại một ngôi làng nghèo ở huyện Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có một ngôi nhà cổ của lão nông từ thời cha ông để lại vô cùng quý giá. Các chuyên gia xác định ngôi nhà này được dựng lên từ 60 tấm gỗ sụ nam mộc lụa vàng dài 2m, tổng trọng lượng lên tới 200 tấn. 90% ngôi nhà của ông Dương và các vật dụng cũng đều được làm từ loại gỗ này.
Ngôi nhà của ông có diện tích khoảng 300m2, gồm một sảnh ở giữa, 3 phòng ngủ và một bếp.Tổng giá trị ngôi nhà lên tới 800 triệu NDT (hơn 2.900 tỷ đồng).
Căn nhà trông có vẻ lụp xụp nhưng trị giá tới hàng nghìn tỷ đồng. Ảnh: Sohu
Từ thời xưa, gỗ sụ nam mộc (kim tơ nam mộc) đã là loại gỗ rất đắt tiền, người bình thường khó có thể mua được loại gỗ quý này, nó thường được hoàng gia sử dụng để xây cung điện, lăng. Gỗ kim tơ nam mộc trước đây được sử dụng độc quyền bởi hoàng cung. Lần đầu tiên loại gỗ này được dùng trong hoàng cung là từ thời nhà Nguyên.
Sở dĩ được gọi là kim tơ nam mộc là bởi trong thớ gỗ khi xẻ xuất hiện những sợi tơ vàng. Những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxy hóa sau 1 thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ. Chính vì vậy, gỗ nàyđược chọn để đáp ứng yêu cầu tôn lên khí chất cao quý, tao nhã của hoàng tộc. Tử Cấm Thành cũng sử dụng loại gỗ này để dựng thành.
Sở dĩ được gọi là kim tơ nam mộc là bởi trong thớ gỗ khi xẻ xuất hiện những sợi tơ vàng. Ảnh: Sohu
Tài liệu trong cuốn sách nổi tiếng Ngũ tạp trở (1592) cũng đề cập đến 4 loại gỗ quý nhất là sụ nam mộc, long não, sát mộc và hông hoa trắng, sụ nam mộc là loại gỗ đứng đầu bảng. Trong kiến trúc của Trung Quốc, sụ nam mộc luôn được coi là vật liệu xây dựng quý giá và cao cấp nhất.
Bên trong căn nhà các vật dụng 90% được làm từ gỗ kim tơ nam mộc. Ảnh: Sohu
Loại cây này có chu kì sinh trưởng dài. Phải mất đến 100 năm để có một cây kim tơ nam mộc trưởng thành. Để trồng được một cây gỗ kim tơ nam mộc có chất lượng tốt cần mất 150 năm. Nhưng sản lượng của kim tơ nam mộc rất thấp, thành phẩm có chất lượng hảo hạng rất hiếm, cây mọc ở độ cao khoảng 1000-1500m, gần đó phải có thung lũng và sông nhỏ mới đảm bảo sự phát triển bình thường của cây.
Đó là lý do căn nhà tuy đã cũ nhưng không hề bị mối mọt, không có ruồi muỗi, thậm chí còn luôn toả ra mùi hương thơm đặc biệt và tồn tại được cho đến ngày nay.
Ông Dương chủ nhà nhất định không bán căn nhà này. Ảnh: Sohu
Vào năm 2021, tại Quý Châu, Trung Quốc, một cây gỗ sụ nam mộc được rao bán với giá 2,5 tỷ NDT (gần 9.000 tỷ đồng) đã gây xôn xao dư luận.
Đã rất nhiều người tìm đến ngôi nhà này thuyết phục gia chủ bán với bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Dương không đồng ý. Ông lão kế lại, trước đây tổ tiên của ông là một quan chức cao cấp của nhà Minh (từ năm 1368 đến năm 1644) và đã được hoàng đế ban thưởng căn nhà này.
Hiện tại, ngôi nhà trở thành điểm tham quan hút khách. Ảnh: Sohu
Cha của ông Dương vẫn luôn dặn dò ông rằng “Ngôi nhà này là “vật gia truyền” mà tổ tiên để lại, vô cùng quý giá, đừng có bán nó trừ phi gặp khó khăn không thể gánh vác”.
Hiện tại, căn nhà này của ông Dương được Cục Di sản Văn hóa Quốc gia bảo quản và nó đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng của địa phương. Ông Dương đã được nhà nước cấp một căn nhà khác và ông có thể về thăm nhà bất cứ lúc nào.