10 kinh nghiệm “quý báu” khi chọn mua đất xây nhà

12Th12

Quan điểm “tậu trâu – cưới vợ – làm nhà” của các cụ chưa bao giờ hết đúng. Khi đã có công việc ổn định, vợ con đề huề cũng là lúc người ta tính đến chuyện xây nhà. Nhưng nếu không đủ hiểu biết, bạn sẽ vướng phải những rủi ro không nhỏ. Đút túi 10 kinh nghiệm khi chọn mua đất xây nhà này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

10 kinh nghiệm khi chọn mua đất xây nhà

KINH NGHIỆM ĐẦU TIÊN : Nắm rõ những thông tin về khu đất trước khi đưa ra quyết định

Đây là điều đầu tiên trong số 10 kinh nghiệm bạn phải có để mua đất xây nhà một cách thông minh.

Thông tin về khu đất có thể là những điều dễ nhận thấy bằng mắt thường: Mảnh đất đó có thuận tiện giao thông không? Có thuộc diện kém phát triển không?kinh-nghiem-khi-chon-mua-dat-xay-nha-1

Hoặc cũng có thể là những thông tin bạn cần bỏ một chút thời gian và công sức để tìm hiểu như: Mảnh đất bạn sắp mua có sắp/ đang giải tỏa, đền bù hay không? Thậm chí, trong vài trường hợp, để kiểm tra tính pháp lí của mảnh đất, bạn nên yêu cầu kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã phường, quận huyện, thậm chí sở Tài Nguyên Môi Trường để xem khu vực mua đất có đang trong dự án nào hay không?

Nếu khu đất bạn chọn đã được cấp phép thì bạn có thể yên tâm phần nào.

KINH NGHIỆM HAI VÀ BA: Tìm hiểu phong thủy và nền địa chất của mảnh đất

1. Tìm hiểu phong thủy mảnh đất

Không cần thiết phải quá cầu kì, tốn kém mời thầy, mời bà về xem đất có vong nào hay không, bạn cũng tự nên kiểm tra xem hướng đất có chính Nam hay không, có dáng đẹp hay xấu, bằng phẳng hay gồ ghề… Lý tưởng nhất vẫn là những mảnh đất từng là đất ruộng, đất khai khẩn. Nếu có thể, bạn hãy tránh xa những ô đất gần bãi rác, khu công nghiệp tự phát,… những nơi ô nhiễm, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình.kinh-nghiem-khi-chon-mua-dat-xay-nha-2

Những bước này càng quan trọng hơn nếu bạn không chỉ xây nhà để ở mà còn có mục đích sử dụng khác như kinh doanh, buôn bán…

2. Tìm hiểu nền địa chất

Trong khi đó, nền địa chất của ô đất ảnh hưởng nhiều tới việc đào móng xây nhà. Kinh nghiệm cho thấy nếu ô đất bạn mua nằm trên khu vực cao, ao hồ lấp thì nền sẽ rất yếu, bạn cần phải bỏ thêm một khoản phí không nhỏ để gia cố nền đất sau này mới có thể xây nhà ở được.kinh-nghiem-khi-chon-mua-dat-xay-nha-3

Hiện nay, có nhiều ô đất trống từng là nơi xây dựng các khu tập thể, xây nhà cũ bị giải tỏa vì lí do nào đó. Nếu bạn không cẩn thận, chọn nhầm ô đất có hệ thống cống thải bên dưới sẽ gây cản trở rất nhiều tới việc đào móng thi công nhà.

KINH NGHIỆM THỨ TƯ : Lối vào khu đất không có tranh chấp

Bạn cần kiểm tra kĩ, xác định khu đất mình chọn không có tranh chấp gì về lối ra vào, tránh trường hợp xây nhà xong thì “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì lối đi đang bị tranh giành bởi nhiều người.

KINH NGHIỆM THỨ NĂM: Đất mua phải có sổ đỏ, tốt nhất là sổ đỏ riêng

Có nhiều người tỏ ra “dễ dãi”, chỉ cần đất có sổ đỏ là được, không quan trọng chung hay riêng. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm nghiêm trọng và tệ hại. Đương nhiên là người bán sẽ bán phần đất thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các đồng sở hữu sổ đỏ lại không đồng ý với việc phân chia đất như vậy gây nên tranh cãi. Đặc biệt nếu mua đất trong sổ đỏ chung, tuyệt đối không chấp nhận việc “viết tạm vài dòng chờ ngày tách sổ đỏ” bởi pháp luật không công nhận hình thức mua bán theo hình thức “viết tạm” này.kinh-nghiem-khi-chon-mua-dat-xay-nha-4

Mặt khác, sổ đỏ cũng là bằng chứng để bạn chứng minh quyền sở hữu đất nếu xảy ra tranh chấp cũng như xử lí dễ dàng hơn các trường hợp đền bù, mua bán lại sau này.

KINH NGHIỆM SỐ SÁU: Thương lượng mua đất một cách hợp lí

Đừng vì nhìn thấy một vài điểm tốt của mảnh đất mà khiến cho “cò mồi” phát hiện ra bạn là một miếng mồi béo bở. Hãy luôn giữ cho mình một vẻ nghiêm túc, không vồ vập và đừng quên xem xét kĩ những điểm hạn chế để không bị hét giá trên trời bạn nhé! Đây không phải là một điều khó thực hiện với những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm sống trong đời.KINH NGHIỆM SỐ BẢY: Hợp thức hóa pháp lí cho hợp đồng mua bán đất

KINH NGHIỆM SỐ BẢY: Hợp thức hóa pháp lí cho hợp đồng mua bán đất

1. Yêu cầu chữ kí của những đối tượng liên quan

Để chắc chắn, bạn nên yêu cầu chữ kí của tất cả những thành viên có tên trong sổ đỏ như vợ, chồng, bố mẹ khi làm hợp đồng mua bán.

Nếu là đất thừa kế, bạn nên yêu cầu tất cả những ai có quyền thừa kế kí tên để tránh trường hợp phát sinh.

2. Làm công chứng, đăng kí biến động đất đai

Bạn nên làm công chứng để nhà nước có cơ sở làm chứng cho bạn nếu xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn. Thêm vào nữa, chỉ có những giao dịch hợp pháp mới có thể thực hiện các thủ tục công chứng. Đây cũng là một biện pháp an toàn cho bạn khi mua đất xây nhà.

KINH NGHIỆM THỨ TÁM VÀ CHÍN: Nên giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng và luôn giữ lại một phần tiền cho đến khi nhận được sổ đỏ

Chi tiết giao dịch như người giao dịch, thời gian giao dịch hay số tiền chuyển đều được ngân hàng lưu lại và gửi tới bạn dưới dạng văn bản cứng – chứng từ giao dịch.  Đây là chứng cứ chứng minh bạn đã thanh toán đầy đủ tiền theo hợp đồng đã định.kinh-nghiem-khi-khi-chon-mua-dat-xay-nha-5

Khi chưa có gì chắc chắn, bạn không nên chuyển hết 100% số tiền mà chỉ trả một phần tiền, tránh để trường hợp bị lừa và mất tiền oan. Đây là kinh nghiệm chung khi bạn quyết định mua những thứ có giá trị.

KINH NGHIỆM CUỐI CÙNG: Chỉ mua đất tại những trung tâm uy tín

Kinh nghiệm cuối cùng trong số 10 kinh nghiệm “vàng” là không nên ham rẻ mà lựa chọn những trung tâm môi giới nhà đất kém uy tín bởi bạn mới là người chịu thiệt nếu có vấn đề xảy ra. Mặc dù lựa chọn những trung tâm uy tín sẽ mất thêm một khoàn phí dịch vụ nhưng bạn sẽ yên tâm hơn, khó bị lừa đảo và mất tiền oan.