(PLO) – Tin và nghe theo một số người trong dòng họ, ông Ngô Văn Nhật đã phá bỏ ngôi nhà ba gian cấp 4, cùng ngôi nhà gác hai tầng để xây nhà thờ họ. Tuy nhiên, khi nhà thờ họ xây xong, cũng là lúc vợ chồng ông cùng người con gái câm điếc bị “đẩy” ra đường.
Tin và nghe theo một số người trong dòng họ, ông Ngô Văn Nhật đã phá bỏ ngôi nhà ba gian cấp 4, cùng ngôi nhà gác hai tầng để xây nhà thờ họ. Tuy nhiên, khi nhà thờ họ xây xong, cũng là lúc ông cùng người con gái câm điếc bị “đẩy” ra đường.
Tin và nghe theo một số người trong dòng họ, ông Ngô Văn Nhật đã phá bỏ ngôi nhà ba gian cấp 4, cùng ngôi nhà gác hai tầng để xây nhà thờ họ. Tuy nhiên, khi nhà thờ họ xây xong, cũng là lúc ông cùng người con gái câm điếc bị “đẩy” ra đường.
Tin và nghe theo một số người trong dòng họ, ông Ngô Văn Nhật đã phá bỏ ngôi nhà ba gian cấp 4, cùng ngôi nhà gác hai tầng để xây nhà thờ họ. Tuy nhiên, khi nhà thờ họ xây xong, cũng là lúc ông cùng người con gái câm điếc bị “đẩy” ra đường.
Tin và nghe theo một số người trong dòng họ, ông Ngô Văn Nhật đã phá bỏ ngôi nhà ba gian cấp 4, cùng ngôi nhà gác hai tầng để xây nhà thờ h&
80 tuổi lại bị đẩy ra đường
Ông Ngô Văn Nhật (82 tuổi, trú tại xóm Xanh, xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) và bà Nguyễn Thị My (83 tuổi, vợ ông Nhật) phản ánh:
Đầu năm 2013, một số người thuộc các chi dưới trong dòng họ Ngô vận động ông bà phá dỡ ba gian nhà cấp 4 do cha ông để lại và ngôi nhà gác 2 tầng, cùng một số công trình do ông bà xây từ đầu những năm 1970 để xây nhà thờ họ khang trang hơn, gia đình Trưởng họ sống đỡ vất vả hơn.
Vợ chồng ông Nhật bên ngôi nhà thờ cũ (ảnh trái) đã bị phá và ngôi nhà thờ mới (bên phải) được con cháu trong họ góp tiền xây dựng mới. |
Tuy nhiên khi xây xong, một số người trong dòng họ Ngô đã đứng ra vận động các chi biểu quyết và quyết định Nhà thờ họ là của chung, không ai được ở và yêu cầu gia đình ông Nhật, bà My cùng người con gái câm điếc phải dọn đi nơi khác.
Trình bày về nguồn gốc thửa đất, ông Nhật cho biết, gia đình ông đã sinh sống yên ổn 7 đời tại đây. Đây là đất do các cụ để lại, có giấy tờ xác nhận từ năm 1938 (thửa đất số 2940, diện tích 160m2), chủ đất là ông Ngô Văn Thư (bố đẻ ông Nhật). Bên trong là thửa đất số 2943 (diện tích 240m2) do cụ Đài (anh trai cụ Vược – ông nội của ông Nhật) để lại.
Với tâm nguyện đây mãi mãi là nơi thờ cúng tổ tiên dòng họ nên cụ Đài giao cho em trai là cụ Vược và ông Ngô Văn Thư quản lý mảnh đất và ngôi nhà cấp 4 ba gian, đăng ký kê khai là đất nhà thờ.
Từ đó đến nay, các thế hệ con, cháu, chắt…trong gia đình ông Nhật ở và quản lý mảnh đất này. Vì là chi trưởng nên hàng năm, con cháu họ Ngô từ khắp nơi về tổ chức gặp mặt và thờ cúng tổ tiên tại đây.
“Vì chúng tôi đang sinh sống tại đây nên con cháu họ Ngô Văn thống nhất bỏ ra 1/3 chi phí xây dựng, cũng là đóng góp chung cho dòng họ. Không hiểu vì lý do gì, một số người vận động các chi khác trong dòng họ để đưa ra ý kiến đây là Nhà thờ họ thì chỉ được để làm nơi thờ cúng dòng họ, không ai được ở nên “đẩy” chúng tôi ra ngoài đường.
Giờ chúng tôi cũng đến tuổi gần đất xa trời, chúng tôi chỉ muốn nghỉ ngơi cùng con cháu và thờ cúng tổ tiên trên mảnh đất này. Không ngờ rằng, sau khi nhà thờ được xây dựng khang trang thì con cháu lại tranh giành, ly tán, đau xót lắm”, ông Nhật ngậm ngùi.
Đất ngõ đi chung “biến” thành đất giao thông xã?
Cũng theo trình bày của ông Nhật, năm 2008, ông cho con trai là Ngô Văn Hợp làm sổ đỏ thửa đất số 2940 diện tích 108m2, phần còn lại ông đề nghị vẫn để làm lối đi của nhà thờ họ phía trong.
Tuy nhiên, sau một thời gian xảy ra tranh chấp nhà thờ họ, lối đi chung này “bỗng dưng” được UBND xã Tam Sơn xác định là đường giao thông xã và yêu cầu gia đình anh Hợp phải dọn dẹp lối đi, cũng như phá dỡ cánh cổng do… xây dựng lấn chiếm.
Ông Nhật khẳng định là lối đi vào nhà thờ họ là đất của gia đình ông cắt ra chứ không phải là đất giao thông xã. |
“Do mảnh đất của cụ Đài ở phía trong nên cụ Vược tôi cắt một phần đất trên tổng diện tích 160m2 để làm lối đi. Sau này con tôi (Ngô Văn Hợp) làm sổ đỏ, tôi cũng không kê khai phần đất này, mà để làm lối đi cho nhà thờ họ. Đây là đất của gia đình tôi cắt ra chứ không phải là đất giao thông xã”, ông Nhật nói.
Ông Nhật cho biết thêm: “Không hiểu vì lý do gì, ngày mùng 2/2 vừa qua, xã đã tiến hành cưỡng chế ngõ đi của gia đình nhà tôi. Tuy nhiên, việc cưỡng chế chưa hoàn thành vì bị gia đình tôi ngăn cản”.
Trao đổi với PV, ông Trần Viết Tạo (Chủ tịch UBND xã Tam Sơn) xác nhận, thửa đất số 2943 là đất nhà thờ, được kê khai từ những năm 1938. Sau khi cụ Đài để lại cho cụ Vược thì gia đình cụ Thư, ông Nhật và các đời con, cháu sinh sống ổn định tại đây. Tuy nhiên, đây là vấn đề riêng của dòng họ, nên xã chỉ mời các bên lên để phân tích vấn đề và hòa giải.
Được biết, UBND xã Tam Sơn đã mời gia đình ông Nhật và các con cháu trong dòng họ Ngô lên trụ sở UBND xã hòa giải về việc tranh chấp nhà thờ họ nhiều lần nhưng không thành, điều đó được thể hiện ở biên bản hòa giải ngày 06/01/2014.
Về phần ngõ đi của nhà thờ họ được cắt ra từ thửa đất số 1940, ông Trần Viết Tạo cho biết, đây là ngõ đi chung thuộc đường giao thông xã, thể hiện trong bản đồ địa chính qua các thời kỳ trước đó, vì vậy “chúng tôi tiến hành “dọn dẹp” ngõ để chào đón năm mới 2015”.
Tuy nhiên, ông Tạo cũng chưa đưa ra được căn cứ xác đáng để khẳng định đây là đất giao thông chung của xã. “Xã sẽ nghiên cứu lại các tài liệu trước kia để xác định đây có phải là đất công hay không, trước khi đưa ra kết luận hoặc cưỡng chế vi phạm nếu có”, ông Tạo khẳng định.
Trước đó, cũng tại xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) báo Pháp luật Việt nam đã đăng tải bài: “Chính quyền “bất nhất” người dân có nguy cơ mất nhà”.
Phản hồi lại tòa soạn, vị chủ tịch xã đương nhiệm chỉ trả lời: “Sở dĩ có những sai sót đó là do tình trạng khủng hoảng nhân sự, cán bộ xã vẫn thiếu chuyên môn”.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc./.