Vì thế nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã tận dụng điều kiện sẵn có để nuôi giống cá này. Điển hình là mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm của hộ Nguyễn Văn Chắc, ấp 10 xã Vị Trung (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã đem lại thu nhập khá cao cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế hộ.
Hộ Nguyễn Văn Chắc là một trong những người nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm sớm nhất của xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Được biết ông có kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm thương phẩm đã được gần 6 năm, lúc đầu Ông còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật cũng như con giống, quản lý dịch bệnh.
Nhưng qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và được tư vấn kỹ thuật của viên chức kỹ thuật xã, huyện. Hiện nay ông đã chủ động được nguồn giống, thức ăn và quản lý tốt được dịch bệnh.
Với diện tích mặt nước ao 1.500m2, ông Chắc thả nuôi 70.000 con cá thát lát cườm giống kết hợp với 10.000 con cá sặc rằn.
Gia đình ông Chắc, nông dân nuôi cá thát lát cườm, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh cá thát lát cườm, ông Chắc còn nuôi cá sặc rằn. Cá thát lát cườm, cá sặc rằn đều là những loài cá đặc sản.
Sau 9 tháng nuôi, tổng số cá thát lát cườm đạt trọng lượng trên 10.000kg. Cá thát lát cườm được thương lái thu mua với giá 65.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, ông Chắc còn lời trên 150 triệu đồng.
Sau gần 6 năm gắn bó với mô hình nuôi cá thát lát cườm, ông Chắc cho biết “Để nuôi cá thát lát đạt hiệu quả, tăng lợi nhuận, trước hết người nuôi cần phải lựa chọn cá giống khỏe mạnh, đồng đều về kích thước từ các cơ sở bán cá giống có uy tín, cá giống phải được kiểm dịch.
Để tăng tính hiệu quả, trong quá trình nuôi đặc sản anh còn thường xuyên bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa, vitamin tổng hợp vào thức ăn cho cá thát lát.
Đặc biệt, phải định kỳ phòng ngừa các loại bệnh cá hay mắc phải như bệnh ký sinh trùng, bệnh xuất huyết…Bên cạnh đó, người nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ sinh ao nuôi, cần phải duy trì các yếu tố môi trường nước ao nuôi, pH ở khoảng thích hợp.
Hàng ngày khi cho cá ăn phải kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp, tránh trường hợp cho cá ăn quá nhiều, dư thừa thức ăn làm nước ao nuôi bị bẩn, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh…”.
Ngoài những kinh nghiệm đúc kết bao năm qua, ông Chắc còn thường xuyên tham quan và dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm.
Ông Chắc còn tham gia các hội thảo nuôi cá thát lát do các ngành tổ chức để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá mới.
Nhờ nắm chắc các quy trình, kỹ thuật chăm sóc cá thát lát cườm trong ao nên các vụ cá ông đều đạt hiệu quả khá cao.
Mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để nông dân của xã phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững và góp phần trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hình ảnh khác của mô hình nuôi cá thát lát cườm của gia đình ông Chắc, nông dân xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, (tỉnh Hậu Giang).
Gia đình ông Chắc, nông dân xã (xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang chuyển cá thát lát cườm lên bờ để bán cho thương lái.
Thương lái sau khi cân cá thát lát cườm-cá đặc sản của gia đình ông Chắc đang chuẩn bị cho cá thát lát cườm vào bao để vận chuyển.