Lá giống ớt, quả lại giống nho, loài cây kỳ lạ này thậm chí còn có độc nhưng từ lâu đã được người nông thôn sử dụng như một loại rau dại, hiện tại người thành phố cũng bắt đầu ưa chuộng.
Cây tầm bóp là một trong những loại rau dại đặc biệt, nó được chia ra làm hai loại là tầm bóp cái và tầm bóp đực (lu lu đực).
Về cơ bản, ngoại hình và công dụng của chúng khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, cũng có đặc trưng riêng để nhận biết hai loại, đặc biệt tầm bóp cái không có độc còn tầm bóp đực có độc.
Trong hình cây tầm bóp đực hay lu lu ở bên trái, cây tầm bóp cái ở bên phải. Đặc điểm của loại rau tầm bóp cái là toàn thân có vị hơi đắng, tính mát, không độc, quả tầm bóp có vị chua ngọt giống cà chua.
Thời xưa, loại rau này được xem là cây cứu đói, trẻ em nông thôn thường ăn quả của cây này như đồ ăn vặt. Quả của tầm bóp cái được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng như lồng đèn nên còn được gọi là quả lồng đèn.
Trong khi đó, quả của cây tầm bóp đực mọc dạng chùm từ nách lá. Khi chín, quả tầm bóp đực có hình cầu, màu tím đen, thi thoảng màu đỏ. Chứa các hoạt chất như solamargin, solasonin, solanigrin, cây tầm bóp đực được phân loại là độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000 mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50 %) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc.
Không chỉ thế, tầm bóp đực vẫn được xem là giàu dinh dưỡng và là loại rau dại có giá trị y học rất cao. Nó rất giàu caroten, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Đặc biệt, caroten được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể người có tác dụng điều trị tốt các bệnh về mắt như quáng gà.
Ngày nay, nhiều người nhìn chằm chằm vào điện thoại di động và máy tính trong thời gian dài, họ thường sẽ cảm thấy khô mắt và mờ mắt, ăn tầm bóp đực sẽ rất tốt cho thị lực.
Trong Đông y tầm loại rau bóp đực có vị hơi ngọt, đắng, tính hàn, có ít độc. Thân, lá và quả của tầm bóp đực đều có thể dùng làm thuốc. Nó có chức năng thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, thúc đẩy tuần hoàn máu, lợi tiểu. Nước sắc từ cây có thể dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa. Chính vì vậy hiện này, loại rau này được người thành phố tìm đến và dần ưa chuộng. Tuy nhiên cần lưu ý, toàn thân của loại cây này có chất độc nhỏ và chứa nhiều Alkaloid, đặc biệt hàm lượng trong thân và lá mềm cao, khi dùng để nấu ăn thì phải nấu chín kỹ để loại bỏ các độc tố.