Một nông dân Sơn La “liều” trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây

Chị Nguyễn Thị Nguyệt là người đầu tiên đưa cây nho thân gỗ về trồng ở bản Nà Hạ 1, xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Sau gần chục năm kiên trì chăm bón, giờ đây vườn nho thân gỗ cho trái quanh năm, quả ăn ngọt lừ.

Vườn cây của chị Nguyệt nằm cạnh mặt đường 6. Quanh nhà chị trồng tràn ngập các loài hoa. Dọc hai bên đường chính vào nhà là hàng cây nho thân gỗ tựa như 2 hàng lính chào đón.

Cây nào cũng sai chi chít quả. Quả nho bóng lộn bám từ gốc cho đến ngọn tựa như có người đính quả lên cây vậy.

Nho thân gỗ quả sai trĩu, ăn một lại muốn ăn hai

Dưới nắng chiều từng cành nho óng ánh hiện lên nom thật đẹp mắt. Theo chị Nguyệt, nho thân gỗ ra quả từ gốc cho đến ngọn.

Chúng ra quả quanh năm. Khi chín quả nho to bằng chuôi dao. Nho thân gỗ ăn có vị thơm thoang thoảng giống như quả mãng cầu, nhưng lại có vị ngọt đậm nơi đầu lưỡi.

Một nông dân Sơn La "liều" trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây- Ảnh 2.

Nho thân gỗ cho ra quả quanh năm. Trồng nho rất nhàn vì chúng hầu như không bị côn trùng phá hoại. Ảnh: Thuần Việt

Một nông dân Sơn La "liều" trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây- Ảnh 3.

 

Chị Nguyệt là người đam mê trồng hoa, cây cảnh ở bản Nà Hạ 1, xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Quanh vườn nhà chị cũng trồng rất nhiều loài cây khác nhau. Ảnh: Thuần Việt

Hiện chị Nguyệt đã trồng được 100 cây nho thân gỗ. Nhiều cây to, tỏa tán choán hết một góc vườn.

Từ khi đưa cây nho thân gỗ về trồng đến nay, chị Nguyệt chưa bán được cân quả nào, vì khách đến thăm quá đông. Ai ăn xong cũng tranh thủ ra cây hái thêm vài cân về làm quà. Nhiều vị khách “kết” quá đòi vợ chồng chị bán cho cả cây.

Chị Nguyệt biết đến cây nho thân gỗ cách đây hơn chục năm. Nhà chị có người du học ở Brazil, họ đã mang giống về cho chị trồng. Khi đó chị cũng chỉ trồng thử 1 cây xem nó có phù hợp với thổ dưỡng hay không.

Một nông dân Sơn La "liều" trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây- Ảnh 5.

 

Những cây nho thân thân gỗ lạ mắt trong vườn gia đình chị Nguyệt, người đam mê trồng hoa, cây cảnh ở bản Nà Hạ 1, xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang cho sai quả.

Cả chục năm chăm bón, đến năm thứ 8 cây nho mới cho ra quả. Cái lạ của giống nho này là ra quả rất sai. Quả bám vào thân, cành xếp chồng lên nhau.

Khi chín chị Nguyệt hái xuống ăn thử, không ngờ quả nho ra từ thân lại cho chất lượng thơm, ngon mà giống nho leo giàn không có được.

Nho thân gỗ cây đa mục đích

Khi đó chị mới lên mạng tìm hiểu và được biết giống nho thân gỗ còn được nhiều đại gia mua về trồng làm cảnh.

Hơn nữa, ngay quả nho cũng bán được giá từ 200 đến 300.000đ/1kg. Đúng dịp đó, vợ chồng chị được nghỉ hưu, nên anh chị quyết định trồng thêm cả trăm cây nho nữa.

Một nông dân Sơn La "liều" trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây- Ảnh 7.

Cây nho thân gỗ cho thu hoạch quả quanh năm. Ảnh; Thuần Việt

Một nông dân Sơn La "liều" trồng giống nho lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây- Ảnh 8.

Trồng nho thân gỗ là cây đa mục đích, ngoài việc lấy quả để cây làm cây cảnh được nhiều nhà vườn lựa chọn. Ảnh: Thuần Việt

Trong vườn nhà chị có 2 giống nho, 1 giống nho thân gỗ ra trái có màu tím đen và giống nho thân gỗ ra trái có màu phớt tím.

 

Theo chị Nguyệt, cây nho thân gỗ dễ chăm sóc, hầu như chúng không bị loài côn trùng nào phá hoại.

Khi trồng nho thân gỗ, người trồng chỉ cần lưu ý sâu đục thân. “5 năm đầu, cây nho thân gỗ phát triển chậm. Nhưng từ năm thứ 6, thứ 7 trở đi, cây nho lớn nhanh như thổi. Khi trưởng thành, tán của cây nho thân gỗ xòe rộng 5 đến 6m”, chị Nguyệt chia sẻ.

Hiện chị Nguyệt đang ấp ủ mở rộng diện tích trồng nho thân gỗ lên trên đồi. Theo chị Nguyệt ngoài bán quả, cây nho thân gỗ là loại cây cảnh được nhiều nhà vườn săn đón.

Cây nho thân gỗ là cây đa mục đích. Hơn nữa, việc chăm sóc cây nho lạ mắt này rất đơn giản, không mất nhiều công sức như những loài cây ăn quả khác.